Truyền thông

Hải Dương chủ trương có ít nhất 50 sản phẩm OCOP/năm

Đỗ Thêu 07/11/2023 12:16

Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát huy những lợi thế của từng địa phương, tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tỉnh Hải Dương đã đặt ra mục tiêu mỗi năm có ít nhất 50 sản phẩm đạt được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên.

z3953552004183_9650fbf25546019b44dba62947c4f4f4-2-.jpg
Bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Hiện tại, toàn tỉnh Hải Dương có 234 sản phẩm OCOP được chứng nhận và xếp hạng.

Chương trình OCOP tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tạo bước đột phá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tạo sức bật phát triển kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Chương trình OCOP cũng là giải pháp để Hải Dương thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế, tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương.

Vừa qua, UBND tỉnh Hải Dương cũng đã ban hành Kế hoạch “Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, đến năm 2025: Tỉnh phấn đấu ít nhất có thêm 150 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 03 sản phẩm đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp khoảng 25% sản phẩm OCOP, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; 25% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, có ít nhất 30% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử...) và định hướng xuất khẩu; hỗ trợ 08 điểm quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Tỉnh đang nỗ lực củng cố và nâng cấp 10% số sản phẩm OCOP hiện có, tập trung hơn vào việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm và phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ 03 điểm quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Hải Dương đặt ra mục tiêu đạt hằng năm có 10% các chủ thể OCOP xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, 10% OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, 10% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, có ít nhất 10% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử...)

Để chương trình OCOP đạt kết quả cao, trong thời gian tới, UBND tỉnh Hải Dương sẽ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và chủ thể tham gia Chương trình OCOP; Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động lồng ghép với hoạt động đào tạo đang thực hiện trên địa bàn; Tổ chức đi trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế tại một số tỉnh, thành phố đã triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình; Đẩy mạnh phong trào phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP; Đồng thời, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó quan tâm hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, tem, nhãn mác, hướng tới hình thành các sản phẩm thương hiệu cấp tỉnh, cấp quốc gia; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý điều hành, triển khai thực hiện Chương trình OCOP: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý Chương trình; phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn hỗ trợ kinh phí thưởng cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên nhằm khuyến khích, động viên các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, tạo phong trào sâu, rộng về Chương trình OCOP.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Hải Dương chủ trương có ít nhất 50 sản phẩm OCOP/năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO