Hành trình từ nền tảng bị hàng chục DN từ chối cho đến top 6 phần mềm tự động hóa tốt nhất thế giới

Thế Phương| 11/11/2021 08:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo đại diện akaBot, thời điểm mới ra mắt, nền tảng này đã từng bị 30 - 40 doanh nghiệp từ chối. Để rồi, sau 3 năm, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này, akaBot đã lọt vào top 6 nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot tốt nhất thế giới.

Giúp DN giảm 60% chi phí và tăng năng suất đến 80%

Mới đây, nền tảng "Make in Vietnam" akaBot do FPT Software phát triển cho TPBank là giải pháp duy nhất được trao giải ở hạng mục Công nghệ sáng tạo ngành Tài chính trong lễ trao giải The Asian Banker Vietnam Country Awards 2021. Hạng mục ghi nhận các sáng kiến công nghệ mới, nổi trội, được ứng dụng thành công vào nghiệp vụ của tổ chức, doanh nghiệp.

Nhận định về giải thưởng, đại diện của The Asian Banker cho biết, akaBot thành công nhờ cho phép ứng dụng toàn diện tiêu biểu là phục vụ quy trình của ngân hàng lớn. Giải pháp sử dụng những công nghệ mới mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa sai sót nhờ khả năng tính toán, cân bằng các rủi ro và lựa chọn phương án giải quyết phù hợp. Nhờ vậy, hoạt động ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.

Trước đó, akaBot đã giành giải Vàng "Giải thưởng xuất sắc về Sáng tạo trong Sản phầm & Dịch vụ" của Stevie Awards khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2020, giải Đồng "Giải pháp Tự động hóa Quy trình số" của International Business Awards 2020, và được tổ chức Gartner đưa vào danh sách Peer Insights cùng 20 hãng hàng đầu thế giới như UIPath, Automation Anywhere, Blue Prism. Chưa kể đến, tháng 10/2020, akaBot còn được vào top 6 nền tảng sử dụng RPA tốt nhất thế giới, dựa trên kết quả khảo sát các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này.

Chia sẻ về lý do ra mắt sản phẩm, ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc akaBot cho biết, đầu năm 2018, FPT Software bắt đầu phát triển RPA (Robotic Process Automation – Tự động hoá quy trình bằng robot) cho một số khách hàng lớn trên thế giới. Lĩnh vực RPA khi đó, mặc chưa phổ biến nhưng đang trở thành xu hướng chung của quốc tế và là một trong những mảng công nghệ chuyển đổi số có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, với dự báo quy mô thị trường RPA ước đạt 25,56 tỷ USD vào năm 2027.

Thời điểm đó, FPT dự định phát triển 100 con bot để tự động hóa quy trình nhưng các sản phẩm nước ngoài chưa thực sự phù hợp. "Do đó, để giải quyết bài toán của chính mình, nhóm bốn kỹ sư đầu tiên của akaBot quyết định tự phát triển một nền tảng tự động hoá 'Make in Viet Nam', do người Việt làm chủ công nghệ", ông Giáp khẳng định.

Thông thường để làm được một con bot, nhóm kỹ sư khoảng 4 đến 5 người phải mất từ 6 đến 9 tháng. Tuy nhiên chỉ trong 3 tháng, akaBot đã hoàn thiện robot đầu tiên và triển khai trong nội bộ tập đoàn FPT. "Con bot đầu tiên khá đơn giản nhưng đã đọc được các file excel và tự động nhập dữ liệu lên hệ thống web. Đó cũng là dấu mốc đáng nhớ của đội ngũ sáng lập trong những ngày đầu phát triển sản phẩm akaBot", ông Giáp bày tỏ.

Cũng theo ông Giáp, hiện tại, akaBot đã và đang cung cấp giải pháp RPA cho hơn 30 khách hàng và đối tác chiến lược, doanh nghiệp lớn ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, tiêu biểu như Thinkpower, HSBC, Panasonic, TPBank, Mizuho, DIP, SCSK... "Giải pháp của chúng tôi giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đến 60%, tăng năng suất đến 80% và giảm thời gian xử lý đến 90% trong khi được cam kết mức độ bảo mật cao", ông Giáp nhấn mạnh.

Trong 3 năm qua, trung bình mỗi năm nền tảng đạt mức tăng trưởng doanh thu gấp 4 lần. FPT đã bán bản quyền akaBot với tổng giá trị hợp đồng lên tới 6,5 triệu USD cho một công ty Nhật Bản trong vòng 5 năm.

Ở Việt Nam, ngân hàng đang là ngành áp dụng bot nhiều nhất cho các phòng xử lý thẻ, phòng cho vay, phòng quản lý giao dịch để đối soát số liệu, chuyển tiền... với độ chính xác cao.

Theo kế hoạch năm 2021, akaBot hướng tới trở thành nền tảng RPA số 1 tại Việt Nam, với mũi nhọn là giải pháp tự động hóa cho khối tài chính - ngân hàng, hướng tới định vị trên toàn cầu (top 21 nền tảng RPA), đồng thời mở rộng thêm nhiều thị trường mới (Trung Đông, UAE, Pháp, Bỉ...).

"Với mức đầu tư không lớn, chúng tôi đạt được kết quả thành công gấp hai lần so với giá trị đầu tư, tiết kiệm được khoảng 45 nhân sự. Dự kiến, trong năm 2021, ngân hàng tiếp tục triển khai 145 robot của akaBot, kỳ vọng tăng hiệu suất tác vụ robot xử lý lên 20-30%", ông Tống Văn Tiến - Giám đốc đổi mới số, khối công nghệ thông tin của TPBank khẳng định.

Yếu tố "Make in Vietnam" giúp tạo nên sự khác biệt

Ông Giáp cho rằng, so với việc làm một con robot, việc đi tìm khách hàng, thuyết phục họ sử dụng nền tảng tự động hoá khó hơn rất nhiều. Thời gian đầu khi chào hàng, akaBot thậm chí đã bị 30 - 40 doanh nghiệp từ chối.

Để rồi, sau khi liên tiếp bị từ chối, akaBot quyết định chuyển từ bán sản phẩm sang bán nghiệp vụ. Thay vì giới thiệu về các tính năng của robot, nhóm cho khách hàng thấy nếu tự động hoá, doanh nghiệp có thể tiết kiệm bao nhiêu nhân sự, tiền bạc. Cuối cùng, những nỗ lực của nhóm phát triển đã được đền đáp khi tới tháng 9/2018, akaBot thuyết phục được khách hàng đầu tiên sử dụng sản phẩm, một ngân hàng Nhật Bản tại Việt Nam.

Vì đặt mục tiêu ngay từ đầu là hướng đến thị trường toàn cầu, nên akaBot là sản phẩm Make in Vietnam với các quy trình, tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường. "Yếu tố "Make in Vietnam" và định vị toàn cầu giúp akaBot tạo nên sự khác biệt trên thị trường, khi sản phẩm vừa am hiểu văn hóa cách vận hành và bài toàn đặc thù của doanh nghiệp Việt, vừa đáp ứng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế", ông Giáp nhấn mạnh.

Ngoài ra, nền tảng giải pháp của akaBot có lợi thế nổi trội hơn so với các nhà cung cấp khác ở chi phí thấp và khả năng triển khai rất nhanh trong 1-2 tuần. Về mặt giá thành ứng dụng cũng như triển khai, nền tảng này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm ít nhất 60% chi phí. Đối với các doanh nghiệp lớn, chi phí ứng dụng bot thấp hơn chi phí trả lương 1 nhân viên trong 1 năm.

Cũng theo ông Giáp, hiện trong mọi doanh nghiệp, số lượng các công việc mang tính lặp đi lặp lại là rất lớn. Trong khi đó, các lao động ngày càng dịch chuyển sang làm những công việc mang giá trị gia tăng cao hơn. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra, phải làm việc từ xa đã đặt ra đòi hỏi đảm bảo tính liên tục trong vận hành hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp… Chính vì vậy, RPA nói chung, akaBot nói riêng có thể là giải pháp toàn diện cho bài toán tự động hóa của các doanh nghiệp. 

Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI (Trí tuệ nhân tạo) và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, đảm bảo không xâm lấn hệ thống công nghệ thông tin hiện tại và có thể tương tác với tất cả các phần mềm doanh nghiệp như: Word, Excel, SAP, web... "Nhờ đó, nền tảng đã được sử dụng và công nhận bởi 20 doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, logistics, sản xuất, bán lẻ... ở 6 quốc gia trên thế giới. Sự chứng thực của những công ty, tập đoàn lớn cũng đem đến lợi thế cạnh tranh cho akaBot trên thương trường", ông Giáp nói.

Các sản phẩm "Make in Vietnam" cần nhạy bén hơn với thị trường

Ông Giáp cho rằng, việc bước qua rào cản tâm lý khi ứng dụng tự động hóa ảnh hưởng tới việc làm của người lao động là một thách thức rất lớn với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ như akaBot. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm triển khai, ông Giáp cho rằng cần bắt đầu từ những vấn đề nhỏ, dễ triển khai nhanh để giúp doanh nghiệp và các nhân viên thấy rõ những lợi ích, giá trị mang lại cho bản thân, từ đó sẽ dần triển khai mở rộng. Khi người dùng nhận thấy lợi ích của bot mang lại, họ sẽ chủ động chấp thuận việc ứng dụng công nghệ trong quá trình làm việc.

"Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng một giải pháp công nghệ mới cũng đòi hỏi quyết tâm và sự sát sao của người lãnh đạo doanh nghiệp", ông Giáp chia sẻ.

Ngoài ra, Giám đốc akaBot cũng khẳng định, việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa trong quy trình làm việc không chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lâu đời mà còn dành cho cả nhưng đơn vị mới thành lập. Đối với các doanh nghiệp mới, việc ứng dụng RPA đem đến nguồn nhân lực ảo cần thiết để đảm đương các tác vụ giao dịch và vận hành doanh nghiệp hàng ngày, và tích hợp trực tiếp với hệ thống công nghệ thông tin của công ty từ những ngày đầu tiên.

Khi được hỏi các doanh nghiệp Việt nào sẽ ứng dụng akaBot hiệu quả nhất, ông Giáp khẳng định, mọi công ty đều có thể sử dụng giải pháp trong nghiệp vụ hàng ngày của đơn vị mình. Ví dụ, trong lĩnh vực ngân hàng, lúc cao điểm có thể tiếp nhập hơn 500 yêu cầu mỗi ngày về khởi tạo khoản vay cần phải được xử lý. Nếu theo quy trình thủ công, ngân hàng sẽ cần ít nhất 13 nhân viên "back-office" và 400 nhân viên kinh doanh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng quá tải, năng suất lao động thấp và rủi ro sai sót cao. "Tuy nhiên, trong 6 tháng tự động hóa toàn bộ quy trình khởi tạo khoản vay từ nhập thông tin khách hàng, phân tích dữ liệu đến phê duyệt dựa trên nền tảng akaBot, ngân hàng đã tiết kiệm được 90% chi phí nhân sự và rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 phút xuống còn 5 phút", ông Giáp chia sẻ câu chuyện đang ứng dụng akaBot tại ngân hàng ở Việt Nam.

Đánh giá về các sản phẩm "Make in Vietnam" hiện nay, theo ông Giáp, các nền tảng đều có tốc độ phát triển nhanh, tập trung lĩnh vực giải pháp công nghệ, có tiềm năng vươn ra quốc tế lớn nhưng cần nắm bắt cơ hội thị trường nhạy bén hơn nữa. Bởi vì, cơ hội của thị trường cho các sản phẩm Make in Vietnam là rất lớn.

Thậm chí, trong những năm gần đây, Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, cụ thể hóa bằng các văn bản như Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục công nghệ cao được khuyến khích phát triển (ngày 30/12/2020) và Quyết định ban hành chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 (ngày 27/1/2021).

Bên cạnh đó là các chính sách ưu đãi thuế và đầu tư, tạo thuận lợi phát triển cho các khu Công nghệ cao trọng điểm trên cả nước như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ cao TP.HCM, Khu công nghệ cao Đà Nẵng. "Đây là điều hết sức đáng ủng hộ và các sản phẩm cao như akaBot nói riêng cũng như các sản phẩm Make in Vietnam nói chung sẽ là đối tượng hưởng lợi từ những chính sách này khi được đưa vào thi hành thực tiễn", ông Giáp nói.

Trong thời gian tới, thị trường sản phẩm công nghệ và RPA sẽ có những hướng phát triển mới và còn tăng trưởng mạnh hơn nữa. Akabot xác định sẽ là người chơi chính trong cuộc chơi này ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Vì vậy, ngay từ ngày đầu phát triển, akaBot đã định vị là sản phẩm cung cấp ở thị trường toàn cầu.


akaBot nằm trong hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của FPT giúp doanh nghiệp, tổ chức đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua thách thức. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 50% năm 2020, hệ sinh thái sản phẩm FPT là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn dài hạn quan trọng của công ty.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Hành trình từ nền tảng bị hàng chục DN từ chối cho đến top 6 phần mềm tự động hóa tốt nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO