Hơn 50% số người dùng Internet tại Việt Nam có liên quan đến các hành vi bắt nạt

Tuấn Trần| 01/10/2020 09:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát kéo theo nhu cầu làm việc và học tập từ xa trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một nghiên cứu mới đây của Microsoft đã nhắc nhở chúng ta về cách ứng xử trên không gian mạng.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 9 vừa qua, có 38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt, với tư cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng kiến.

Tại Việt Nam, 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một "vụ bắt nạt", 21% cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.

Hơn 50% số người dùng Internet tại Việt Nam có liên quan đến các hành vi bắt nạt - Ảnh 1.

Có 38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt trên Internet.

Nghiên cứu cũng khảo sát người trưởng thành về hành vi "bắt nạt", hay còn được gọi là "quấy rối", cả trong và ngoài nơi làm việc. Tại Việt Nam, 15% cho biết đã thấy hành vi bắt nạt tại nơi làm việc của họ và 44% gặp ở bên ngoài.

Bắt nạt tại nơi làm việc là một thách thức trong đại dịch hiện nay, đặc biệt khi ranh giới giữa cuộc sống và công việc đã không còn rõ ràng – theo một nghiên cứu riêng biệt của Microsoft về tương lai của công việc.

Nghiên cứu ứng xử văn minh kỹ thuật số

Nghiên cứu này được Microsoft thực hiện vào tháng 4 và tháng 5/2020 trên 32 khu vực địa lý, khảo sát 4.511 người tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm: Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam). Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu tương tự về ứng xử văn minh kỹ thuật số mà Microsoft đã thực hiện hàng năm kể từ năm 2016.

Nghiên cứu mới nhất "Ứng xử văn minh, an toàn và tương tác trực tuyến – 2020" đã thăm dò ý kiến thanh thiếu niên từ 13 - 17 tuổi và người trưởng thành từ 18 - 74 tuổi về trải nghiệm trực tuyến của họ và khả năng gặp phải 21 rủi ro trực tuyến khác nhau trong 4 danh mục: hành vi, tình dục, danh tiếng và cá nhân/xâm phạm. Kết quả đầy đủ từ nghiên cứu mới nhất này sẽ được công bố vào Ngày an toàn Internet quốc tế sẽ diễn ra vào tháng 2/2021.

Ảnh hưởng của hành vi bắt nạt đối với người trưởng thành

Bắt nạt trên mạng gây ra những hậu quả thật trong thế giới thực. Trong trường hợp bắt nạt trên không gian mạng, nạn nhân có thể bị tổn hại bất cứ lúc nào trong ngày bởi các nguồn ẩn danh, và có khả năng sự việc sẽ được truyền đến rất nhiều người.

Lâu nay chúng ta thường nghĩ, bắt nạt trên mạng là một vấn đề phổ biến đối với trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng thực ra mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự ngược đãi, tàn nhẫn và lạm dụng trực tuyến.

Một ví dụ đau lòng tại châu Á - Thái Bình Dương gần đây là cái chết của ngôi sao truyền hình thực tế và đô vật chuyên nghiệp người Nhật Bản, Hana Kimura. Người phụ nữ xinh đẹp 22 tuổi này vừa qua đời hôm 23/5/2020 sau một thời gian dài là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Trước khi qua đời, nữ đô vật trẻ đã đăng tải một loạt bài viết trên mạng xã hội, bày tỏ việc đau khổ khi phải chịu đựng việc bắt nạt trực tuyến. Thậm chí, Kimura còn đính kèm hình ảnh đang hành hạ bản thân nhưng sau đó đã xóa đi. "Mỗi ngày, tôi nhận hàng trăm tin nhắn bắt nạt. Tôi không thể dối lòng rằng mình vẫn ổn", Hana Kimura viết trong bức thư tuyệt mệnh.

Trên toàn cầu, khi được được hỏi về tác động của hành vi bắt nạt tại nơi làm việc, câu trả lời cho biết hậu quả phổ biến nhất là cảm thấy bị sỉ nhục (58%), theo sau là mất tinh thần (52%) và mất tự tin (51%). Các tác động cũng khác nhau giữa các thế hệ. 53% người được hỏi trong độ tuổi 18 - 24 cho biết cảm thấy bị cô lập và trầm cảm do bị bắt nạt, trong khi đó những người thuộc thế hệ X (những người sinh ra giữa những năm 1960 đến đầu những năm 1980) cho biết họ làm việc kém hiệu quả hơn (58%). Những người gặp phải hành vi bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến tại nơi làm việc cũng cho biết họ cảm nhận được nỗi đau "không thể chịu đựng được hoặc nghiêm trọng" từ những trải nghiệm đó.

Phản ứng trước hành vi bắt nạt trực tuyến

Nghiên cứu của Microsoft cho thấy khi là mục tiêu của hành vi bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến, hầu hết mọi người ở Việt Nam đều chặn kẻ bắt nạt (63%) hoặc chia sẻ với bạn bè về chuyện đã xảy ra (58%), số còn lại thì phớt lờ kẻ bắt nạt (43%). 50% đáp viên cho biết họ đã báo cáo hành vi cho các công ty truyền thông xã hội hoặc các nhà cung cấp khác.

Microsoft khuyến khích mọi người ở mọi lứa tuổi nếu gặp bất kỳ hành vi đe dọa hoặc quấy rối trực tuyến nào hãy báo cáo cho nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có liên quan. Báo cáo của người dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho mọi người trải nghiệm trực tuyến an toàn và đáng tin cậy.

Microsoft luôn đính kèm đường dẫn để người dùng báo cáo lạm dụng hoặc chia sẻ mối quan tâm trong mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ, hay các biểu mẫu web theo chủ đề cụ thể để người dung báo cáo nội dung khiêu dâm không có sự đồng thuận (hay còn gọi là "khiêu dâm trả thù"), nội dung khủng bố và phát ngôn tấn công. Những vấn đề này, cùng với bắt nạt, quấy rối và các hành vi không phù hợp khác, đều vi phạm Bộ quy tắc ứng xử của Microsoft được nêu chi tiết trong thỏa thuận dịch vụ của Microsoft.

Bài liên quan
  • 95,54% người dùng bị làm phiền bởi cuộc gọi rác
    Đó là con số được đưa ra trong Báo cáo tổng kết An ninh mạng năm 2024 vừa được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) công bố. Báo cáo đã thực hiện khảo sát ở khu vực người dùng cá nhân, theo hình thức trực tuyến, từ ngày 28/11 - 14/12, thu hút trên 59.000 người tham gia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Hơn 50% số người dùng Internet tại Việt Nam có liên quan đến các hành vi bắt nạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO