Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Bộ TT&TT ban hành “Bộ cẩm nang bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi theo từng nhóm tuổi phù hợp để trẻ em tự bảo vệ bản thân và phụ huynh cùng tham gia bảo vệ con em mình sinh hoạt trên môi trường mạng.
Nằm trong lộ trình Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, đảm bảo 100% hộ gia đình trên toàn quốc được tiếp cận Internet cáp quang vào năm 2025, VNPT sẽ thực hiện nâng tốc độ Internet lên hơn 3 lần, giá không đổi từ tháng 12/2024.
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, Internet không chỉ trở thành công cụ thiết yếu trong công việc, học tập và giải trí, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về an toàn, bảo mật thông tin và quyền riêng tư. Với trẻ em, những rủi ro này càng trở nên nghiêm trọng hơn do các em còn thiếu kỹ năng nhận diện và ứng phó.
Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, các công ty liên tục phải tìm cách tối ưu hóa chi phí và cải thiện lợi nhuận ròng. Đây chính là lúc chuyển đổi số vào cuộc.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT, các quy định về quản lý tài nguyên Internet tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP là hành lang pháp lý hiệu quả để hiện thực hóa nhiều mục tiêu, trong đó thiết lập môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động, dịch vụ trên Internet để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
Tiềm năng tăng trưởng công nghệ thông tin của thị trường thế giới vẫn còn rất lớn, tăng đều ổn định hàng năm và các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang có dư địa lớn để đầu tư ra nước ngoài.
Tình trạng mất an toàn thông tin thiết bị IoT là một thách thức nghiêm trọng. Việc nhận thức và đầu tư vào bảo mật IoT cần được xem là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ dữ liệu và hệ thống mạng trong kỷ nguyên số hóa.
Dịch vụ thông tin là một trong sáu dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, theo Điều 3 của Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Việc phát triển dịch vụ viễn thông để thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với khu vực đô thị là một nhiệm vụ quan trọng, song cũng đầy thách thức, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ và bền vững.
Trong khuôn khổ Tuần lễ số quốc tế 2024 do Bộ TT&TT tổ chức, chiều tối 19/11, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã làm việc với ông Lee Sang Joong, Chủ tịch Cơ quan Internet và An ninh mạng Hàn Quốc (KISA).