Diễn đàn

Huy động các nhà khoa học ở nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực bán dẫn

QA 14:41 06/06/2024

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Việt Nam có lợi thế là lực lượng lao động ở nước ngoài rất đông, người Việt Nam ở nước ngoài đã tham gia và có năng lực tham gia vào lĩnh vực bán dẫn. Do vậy, bằng những cơ chế chính sách để huy động sự tham gia của các nhà khoa học ở nước ngoài.

Sáng ngày 6/6/2024, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tiếp tục Chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

pho-tt-tran-hong-ha.jpeg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để tham gia sâu vào và lĩnh vực bán dẫn.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ kiến tạo, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới thông qua đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng, có chính sách ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số (CĐS), phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, là nguồn lực quan trọng, động lực mới cho tăng trưởng.

Chính phủ cũng đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa để tạo sự ủng hộ, hỗ trợ cho người dân, DN, khôi phục niềm tin, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, hỗ trợ hình thành các lĩnh vực kinh tế mới, các hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Giải quyết các thủ tục trực tuyến trên mọi cấp đ

Tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đề nghị Phó Thủ tướng cho biết điểm nhấn quan trọng nhất mà Chính phủ đã làm được trong thời gian vừa qua cũng như những thứ tự ưu tiên trong cải cách thể chế cần tập trung thực hiện trong thời gian tới?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quang Minh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, nhiệm kỳ này, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Trong đó, Chính phủ ưu tiên việc kiện toàn các cơ quan quản lý, cắt giảm các cơ quan trung gian, từ đó sẽ cắt giảm được các TTHC. Hiện nay, Chính phủ cũng đề ra mục tiêu là bảo đảm giải quyết các thủ tục trực tuyến trên mọi cấp độ.

Phó Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, kết hợp với cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và cải cách tổ chức bộ máy và con người. Đây là hai vấn đề lớn nhất hiện nay”.

Với TTHC được quy định rõ ràng, Phó Thủ tướng cho rằng, các vướng mắc hiện nay của người dân và DN sẽ được giải quyết, đặc biệt nhiều trình tự, thủ tục mà Chính phủ đang xem xét cắt giảm, đồng thời phải tăng cường phân cấp cho các chính quyền địa phương để trực tiếp tổ chức thực hiện và làm rõ vai trò giám sát của Trung ương và địa phương.

toan-canh-qh-06062024.jpeg
Toàn cảnh phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 7 sáng ngày 6/6/2024

Huy động sự tham gia của các nhà khoa học ở nước ngoài phát triển lĩnh vực bán dẫn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương liên quan đến cơ hội của Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế, kinh tế số phát triển nhanh. Đặc biệt, chúng ta quan tâm giảng dạy, đào tạo toàn diện ngay trong trường đại học, từ CNTT đến vật lý, vật liệu…

Như vậy, theo Phó Thủ tướng, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để tham gia sâu vào và lĩnh vực này. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án để chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực đối với CNTT. Bên cạnh đó, rất nhiều DN FDI trong lĩnh vực kinh tế số, công nghệ cao đã đầu tư vào Việt Nam. Các DN Việt Nam cũng phát triển rất mạnh về kinh doanh số, trong thời gian vừa qua, tăng trưởng và đóng góp của ngành kinh tế số là 2% - 15%.

Về giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần quan tâm đào tạo ngay, đào tạo lại những kỹ sư, người được đào tạo trong các trường đại học (ĐH) đã có kiến thức nền tảng, có thể tiếp cận ngay để tham gia vào trong chuỗi này, đặc biệt là tham gia vào thiết kế, đóng gói...

Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam có lợi thế là lực lượng lao động ở nước ngoài rất đông, người Việt Nam ở nước ngoài đã tham gia và có năng lực tham gia vào lĩnh vực này. Do vậy, bằng những cơ chế chính sách để huy động sự tham gia của các nhà khoa học ở nước ngoài. Chính phủ cũng sẽ có chủ trương lựa chọn các trường ĐH để xây dựng thành trung tâm về công nghệ chip bán dẫn Việt Nam bằng cách đầu tư những phòng thí nghiệm tập trung, hiện đại để có thể thiết kế, kiểm chuẩn và sản xuất, có như vậy, chúng ta mới có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi này…

Các ngành, DN quan tâm tới xây dựng CSDL

Đặt câu hỏi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng cho rằng, trong bối cảnh phát triển kinh tế số, xã hội số là xu hướng của thế giới với những cơ hội, thách thức hiện nay, Việt Nam cần có những giải pháp dài hạn, đột phá, sáng tạo, đi tắt đón đầu. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ đã có những giải pháp gì để đưa Việt Nam phát triển?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lã Thanh Tân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Việt Nam có thế mạnh, tiềm năng tự nhiên về con người, do vậy, Chính phủ cần dẫn dắt, kiến tạo CĐS từ sử dụng, khai thác tài nguyên tự nhiên sang tài nguyên số.

Đây là kho báu lớn, đây là xu thế cần phải tận dụng hiệu quả. Giải pháp thời gian tới các ngành, DN cần quan tâm tới xây dựng CSDL - đây chính là tài nguyên. Chính phủ sẽ ban hành các cơ chế chính sách đảm bảo vận hành an toàn, an ninh mạng, đầu tư cơ sở hạ tầng để CĐS”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho biết, trong thời gian gần đây có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam, trong đó có những dự án công nghệ cao, sản xuất chip bán dẫn… Tuy nhiên, một trong những vấn đề các nhà đầu tư quan ngại là việc đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt là cung ứng điện qua cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết tình trạng thiếu điện sẽ ảnh hưởng đến những ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp chíp bán dẫn, đồng thời nêu rõ các giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế; huy động sự tham gia của người dân chủ động trong việc cung cấp nguồn điện tự sản, tự sinh…/.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Huy động các nhà khoa học ở nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực bán dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO