Mục tiêu của mô hình “ba nhà” - gồm nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp - là phát triển hệ sinh thái toàn diện cho các ngành công nghệ chiến lược như công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Trong bối cảnh vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu có dấu hiệu chững lại, lĩnh vực bán dẫn đã xác lập kỷ lục cho mức đầu tư vào ngành này cao nhất trong 20 năm qua. Song hành với xu thế toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cũng ghi nhận sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn.
Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS) tháng 1/2025, thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
Việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đòi hỏi một kế hoạch toàn diện, không chỉ dựa trên vốn đầu tư mà còn cần đến một nền tảng vững chắc về chính sách, nhân lực và công nghệ...
Các tập đoàn lớn của Việt Nam như FPT hay Sovico đang chung tay gánh vác sứ mệnh lớn lao vì sự phát triển của đất nước. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tinh thần đồng lòng của cả quốc gia.
Chỉ trong vòng hơn 20 năm, từ chỗ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy vọt, tham gia thị trường chip toàn cầu, và vươn lên trở thành quốc gia có nền công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới. Thành công và kinh nghiệm của Trung Quốc là kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia đi sau học tập.
Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đi đôi với thu hút các nhà đầu tư quốc tế, là lựa chọn mà Việt Nam có thể theo đuổi để mở ra cơ hội phát triển sôi động cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
Giao các nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được, trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chiến lược của Việt Nam.
Công nghiệp bán dẫn được biết đến là ngành công nghiệp chiến lược quan trọng trên toàn cầu và Việt Nam đang tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực và toàn cầu.
Viettel thiết kế thành công con chip phức tạp nhất đến nay của Việt Nam dựa trên nền tảng nghiên cứu phát triển trong nhiều năm, và con chip này tiếp tục để lại những bài học kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo.
Như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu lao động trong lĩnh vực bán dẫn của đất nước.
Ngày nay rất khó để tìm ra thiết bị nào không chứa linh kiện bán dẫn. Các tiến bộ khoa học công nghệ sẽ không thể hiện thực hóa được nếu thiếu những con chip. Chip đang đóng vai trò là một nguồn “tài nguyên” đảm bảo cho công nghiệp điện tử, nền kinh tế số phát triển.
Theo Reuters, ngày 2/10/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật miễn trừ một số cơ sở sản xuất chất bán dẫn đang nhận được đầu tư của chính phủ Mỹ khỏi các đánh giá về môi trường của liên bang.
Theo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu theo cách X + 1. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Chiều 22/9, tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi Tọa đàm “Hợp tác phát triển Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Toạ đàm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT và Tập đoàn đầu tư Rosen Partner (Hoa Kỳ) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đang triển khai một loạt phiên khởi động chiến lược để thúc đẩy vai trò của mình trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực và chính sách công.
"Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024” là diễn đàn để các bên trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn trên địa bàn thành phố, hướng đến xây dựng thương hiệu Đà Nẵng - Trung tâm vi mạch bán dẫn khu vực miền Trung Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2050.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam cần một tiếp cận độc đáo, một khát vọng lớn và một quyết tâm rất cao, một sự bền bỉ, và chấp nhận rủi ro.
Việt Nam đã nổi lên như một thỏi nam châm thu hút rất nhiều doanh nghiệp (DN) bán dẫn trên thế giới nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao và giá cả phải chăng, với nhiều DN từ Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đang tìm cách mở rộng thị trường tại quốc gia này.