Instagram, Twitter được dùng để tổ chức các chiến dịch quấy rối trên Zoom

Hiền Thục | 06/04/2020 13:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Instagram cho biết họ vẫn đang trong quá trình hạ các tài khoản và hashtag được sử dụng cho mục đích "zoombombing".

"Zoomraiding" hoặc "Zoombombing" là một hình thức quấy rối trực tuyến, mà người nào đó sẽ bất ngờ làm đứt đoạn cuộc gọi video trên Zoom và chia sẻ nội dung không phù hợp bao gồm ngôn từ kích động, thù địch, thô tục...

Instagram, Twitter được dùng để tổ chức các chiến dịch quấy rối trên Zoom - Ảnh 1.

Tài khoản Instagram đang chia sẻ bài khuyến khích người dùng chiếm quyền điều khiển các cuộc gọi hội nghị Zoom. Ảnh chụp màn hình .

Các tài khoản Instagram ẩn danh, một số trong số đó có hàng ngàn người theo dõi, đang khuyến khích người dùng chia sẻ các thông tin cho phép họ chiếm quyền điều khiển các cuộc thoại trên ứng dụng hội nghị truyền hình đang khá phổ biến, đáp ứng công việc và học tập tại nhà - Zoom trong đại dịch hiện nay.

"Nếu bạn ghét giáo viên của mình, hãy cho chúng tôi biết. Chúng ta sẽ bắt đầu zoom", một tài khoản Instagram đã viết.

Khi các cuộc thoại video ngày càng trở nên phổ biến và rộng khắp vì nhiều người đang thực hiện giãn cách xã hội bằng cách ở nhà để làm chậm sự lây lan của Covid-19, việc quấy rối thông qua các cuộc gọi video đang gia tăng. Điều đó cũng trở thành vấn đề đau đầu đối với các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến như Instagram (thuộc sở hữu của Facebook) và Twitter, vốn đang được sử dụng để tổ chức các chiến dịch quấy rối trên Zoom.

Vào hôm 3/4/2020, Instagram cho biết họ vẫn đang trong quá trình gỡ những tài khoản và hashtag được sử dụng cho mục đích "Zoombombing" sau khi tờ The New York Times phát hiện có 153 tài khoản trên Instagram được tạo ra nhằm mục đích này.

Các tài khoản này đã yêu cầu người dùng chia sẻ mã các cuộc họp trên ứng dụng Zoom để họ có thể xâm nhập vào các "hội nghị" video được bảo vệ bằng mật khẩu. 

Trang CNET đã tìm kiếm cụm từ "Zoomraid" trên Instagram sau khi The New York Times công bố các thông tin họ thu thập được và hơn 50 kết quả vẫn xuất hiện. Instagram vẫn từ chối chia sẻ việc có bao nhiêu tài khoản "Zoomraid" đã bị gỡ xuống.

Trong một bài đăng nổi bật sử dụng hashtag "Zoomraids", một video cho thấy, bài giảng của giáo viên trong lớp học trực tuyến đã bị gián đoạn với chữ n-word (từ thông tục dùng để chỉ người da đen... có nghĩa là "mọi đen", thường được sử dụng trên Internet) và một bức ảnh khỏa thân. Các cuộc họp ẩn danh được tổ chức trên Zoom cũng bị tấn công, theo các phương tiện truyền thông cho biết.

Vẫn theo The New York Times, một mạng lưới các tài khoản Instagram có tên "Zoomraids" và "Zoomattack" đã xuất hiện vào cuối tuần qua và có gần 30.000 người theo dõi vào ngày 2/4/2020. Nhiều thanh thiếu niên sử dụng các tài khoản này nói với các hãng tin tức rằng, số lượng các công việc do trường yêu cầu họ phải hoàn thành quá nhiều và Zoomraiding là một lối thoát cho họ.

Trong khi một số trò đùa có vẻ vô hại, nhưng thực tế chúng đã khiến Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải cảnh báo công chúng về "Zoombombing". 

Một trường học ở Massachusetts (Mỹ) đã thông báo rằng, cuộc thoại video của họ bị gián đoạn bởi một người không xác định. FBI đang khuyên người dùng Zoom không nên công khai các cuộc họp hoặc lớp học trực tuyến, quản lý cài đặt chia sẻ màn hình và không chia sẻ liên kết đến hội nghị video trên các tài khoản truyền thông xã hội công cộng.

Các trang khác như Twitter, Reddit và 4Chan cũng đang được sử dụng để tổ chức "Zoomraiding". The New York Times đã tìm thấy hàng chục tài khoản "Zoomraids" trên Twitter. 

Trang CNET cũng đã thực hiện tìm kiếm trên Twittet và tweet yêu cầu về mã cuộc họp Zoom. "Gửi cho chúng tôi mã Zoom của bạn thông qua dm (Direct Message - một động từ được dùng trên Twitter, ngụ ý rằng hãy nhắn tin cho tôi) và chúng tôi sẽ đột kích nó. 

Bạn vẫn ẩn danh nếu bạn chọn như vậy", một sinh học có tài khoản Twitter với hơn 200 người theo dõi đã viết.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Instagram, Twitter được dùng để tổ chức các chiến dịch quấy rối trên Zoom
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO