Internet Explorer chế tạo công cụ có khả năng đọc suy nghĩ con người

Trang Phạm| 27/06/2018 17:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Hãy quên hệ thống điều khiển bằng giọng nói Echo style của Amazon hay việc điều khiển máy tính bằng cách chạm nhẹ trên màn hình cảm ứng đi, giờ đây, việc điều khiển máy tính bằng suy nghĩ là cách tối thượng để tương tác với máy móc – đó là phát ngôn mới được Internet Explorer tung ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là để có thể điều khiển máy móc bằng suy nghĩ, người sử dụng cần cấy một con chip vào não bộ.

Ảnh minh họa (Nguồn:Digital Trends)

Tuy nhiên, CTRL – Labs, một Startup ở New York lại có một ý tưởng khác. Được thành lập bởi Thomas Reardon, người sáng lập ra Microsoft Internet Explorer, CTRL – Labs được mô tả như là “công ty nghiên cứu ứng dụng khoa học thần kinh” với thiết kế để giải mã những hoạt động thần kinh của con người. Và với Labs, tất nhiên, người sử dụng sẽ không cần cấy bất cứ thứ gì vào não bộ của mình.

Bằng cách phân tích các tín hiệu, những chuyển động dù là nhẹ nhàng nhất của con người cũng được ghi nhận vào hệ thống máy tính và đồng thời, ngay cả ý định di chuyển cũng được phân loại là chuyển động.

Phải thừa nhận rằng, đây không phải là cách máy tính có khả năng đọc suy nghĩ của con người theo cách mà chúng ta có thể nghĩ đến. Nhóm nghiên cứu mô tả nó theo cách này bởi vì CTRL – Labs có thể quy đổi ý thức của não bộ thành những hành động thực tế.  Trong trường hợp này, công nghệ trở thành một phần mở rộng tự nhiên giữa tư duy và chuyển động. Thiết bị nguyên mẫu của CTRL-Labs  trông giống như chiếc băng tay của một siêu anh hùng thập niên 1990 do Rob Liefeld thiết kế. Với thiết bị này, người dùng có thể thực hiện những kỳ tích như gõ 200 từ mỗi phút mà không phải chạm vào bàn phím.

Trong cuộc họp báo gần đây, Adam Berenzweig, giám đốc nghiên cứu và phát triển tại CTRL-Labs trả lời phỏng vấn với Digital Trends đã cho biết: “Chúng tôi cho rằng cánh tay chính là chiếc cầu nối thông tin giữa não bộ và thế giới. Chúng tôi không có quá nhiều cách khác để lấy thông tin ra khỏi não bộ, ngoại trừ việc kiểm soát các cơ bắp.”

Có ý kiến cho rằng suy nghĩ có thể được truyền đạt dưới dạng ngôn ngữ lời nói gần như ngay lập tức. Nhờ những tiến bộ vượt bậc trong trí thông minh nhân tạo, công nghệ điều khiển bằng giọng nói đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, theo Berenzweig, công nghệ điều khiển bằng giọng nói không phải lúc nào cũng hữu dụng. Ông cho biết: “ Công nghệ điều khiển bằng giọng nói có thể rất tốt, tuy nhiên nó không phải là điều lý tưởng trong mọi hoàn cảnh. Có thể có một số vấn đề cá nhân, môi trường xung quanh ồn ào và nhiều vấn đề khác khiến cho công nghệ này trở nên bất tiện”.

Mặt khác, những cử chỉ nhẹ nhàng lại trở nên hữu dụng trong mọi hoàn cảnh. Đây đồng thời cũng là một phương pháp kiểm soát rất linh hoạt. Bàn tay chúng ta thật sự rất hữu dụng, chúng ta có thể đánh máy, cầm nắm và làm mọi thức với đôi tay của mình.

Khả năng nhận diện bất kỳ cử chỉ nào chỉ với một thiết bị nhận diện siêu nhạy có thể là bước tiến nhảy vọt trong việc tương tác với máy tính kể từ khi chuột máy tính được phát minh.

Berenzweig tiếp lời: “Tôi chắc chắn có thể thấy trong tương lại, mọi người sẽ đeo thiết bị này cả ngày để tương tác với điện thoại, đèn ngủ tại nhà hay radio trong xe hơi của mình. Sau khi làm quen với thiết bị này, mọi người sẽ tự hỏi tại sao lại phải cần đến chuột hay bàn phím máy tính nữa?”

Berenzweig cho hay: “Cơ hội lớn cho thiết bị này chính là công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường  (AR). Hiện nay, công nghệ thực tế ảo có thể mang lại những trải nghiệm chân thực và sống động. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát được công nghệ này, chúng ta đều phải sử dụng những công cụ gắn với bàn tay và chính điều này đã hạn chế những trải nghiệm mà bạn muốn có”.

Các nhà phân tích cho rằng, với khả năng của CTRL-Labs, ý tưởng sử dụng công cụ thực tế ảo không cần người điều khiển có thể trở thành hiện thực. Khi thế giới càng ngày càng có nhiều những thiết bị thông minh và tất cả đều có thể kết nối Internet, chúng ta dễ dàng có thể tương tác với những ổ khóa thông minh hay bộ điều khiển nhiệt độ thông minh.  Ai cũng từng có mơ ước điều khiển cả thế giới xung quanh chỉ với một cái vẫy tay. Những mơ ước này sẽ không chỉ còn trên những bộ phim khoa học viễn tưởng.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, làm sao công nghệ này có thể nhận biết được các phương thức giao tiếp khác nhau. Một số cứ chỉ có thể là phổ biến trên toàn thế giới, như việc bạn chỉ vào một đồ vật để thể hiện rằng bạn muốn đồ vật đó. Đối với những phương thức giao tiếp khác như ngôn ngữ ký hiệu của riêng từng quốc gia, chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn. Ví dụ cánh tay được sử dụng khá tự do trong nhiều nền văn hóa. Ở Ý và Mỹ, người ta thường cử động cánh tay xung quanh khi nói chuyện. Tuy nhiên, ở một số quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, người ta không thích sử dụng cánh tay và coi đó là hành động thiếu chân thành, đại diện cho việc khoác lác. Ở Nhật Bản, việc dang rộng hai cánh tay được coi là thiếu lịch sự. Do đó, chúng ta có thể rèn luyện bản thân để sử dụng chúng như ngôn ngữ thứ hai của mình – giống như việc nghệ sỹ dương cầm biến những giai điệu hiển thị trong não bộ thành những chuyển động của ngón tay lướt trên bàn phím. Tất cả đều đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân.

Trong thời đại của các giao diện trực quan, những tương tác đơn giản như sử dụng giọng nói hay quẹt nhẹ trên màn hình bàn phím, liệu có bao nhiêu người sẵn sàng chấp nhận nỗ lực để có thể sử dụng được công nghệ mới này?  Berenzweig tin rằng câu trả lời sẽ là rất, rất nhiều.

Berenzweig cho biết: “ Chúng tôi sẽ tung sản phẩm ra thị thường trong năm 2018. Chúng tôi hiện nay đang có danh sách để những người quan tâm có thể đăng ký. Sản phẩm hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất. Sản phẩm được tung ra trong năm nay sẽ không dành cho số đông người dùng và nó phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực hoạt động công nghệ.  Mục tiêu bây giờ của chúng tôi bây giờ là đưa nó đến tay các nhà phát triển công nghệ để họ khám phá chính xác những gì họ có thể làm với sản phẩm này”.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Internet Explorer chế tạo công cụ có khả năng đọc suy nghĩ con người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO