Kết nối bệnh viện thông minh hơn

TẤN TUẤN| 25/09/2021 17:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Nghiên cứu của Zebra cho thấy các kế hoạch xây dựng các đội ngũ hồi sức cấp cứu, tự động hóa quy trình làm việc và kiểm soát chuỗi cung ứng hiệu quả.

Zebra Technologies Corporation (NASDAQ: ZBRA), hãng sáng tạo tiên phong các giải pháp dành cho doanh nghiệp và đối tác nhằm giúp họ có được hiệu suất tối ưu, ngày 24-9 công bố kết quả của nghiên cứu mới nhất về tầm nhìn trong ngành y tế.

Báo cáo toàn cầu “Bệnh viện được kết nối nhiều hơn và thông minh hơn” cho thấy các đơn vị khám chữa bệnh cam kết ứng dụng các công cụ công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng ứng phó và số hóa quá trình chữa bệnh của bệnh nhân.

Nhu cầu tự động hóa quy trình làm việc thông minh

Khoảng 2/3 lãnh đạo bệnh viện xác nhận rằng các bác sĩ và điều dưỡng viên bị quá sức trong các ca làm việc và mất quá nhiều thời gian để tìm thiết bị và vật tư y tế. Hơn 50% lãnh đạo bệnh viện nói rằng nhân viên hành chính của họ cũng bị quá tải và không thể hoàn thành nhiệm vụ trong ca làm việc.

Khi sự an toàn và sức khỏe của người dân được coi là ưu tiên hàng đầu, các lãnh đạo bệnh viện đang chuyển sang giải pháp công nghệ để giúp các bác sĩ giảm mệt mỏi, giảm thiểu sai sót gây ra bởi các quy trình thủ công và giải pháp tạm thời, đồng thời tập trung thời gian cho chăm sóc bệnh nhân:

Khoảng 80% các lãnh đạo bệnh viện có kế hoạch tự động hóa quy trình làm việc trong năm tới để cải thiện khả năng quản lý chuỗi cung ứng, giúp dễ dàng định vị các công cụ trang thiết bị vật tư y tế thiết yếu, bố trí sử dụng hiệu quả hơn các phòng cấp cứu và phòng mổ, cũng như sắp xếp hợp lý thời biểu của nhân viên.

Khoảng 3/4 các lãnh đạo đang có kế hoạch sử dụng các công nghệ định vị như công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi thiết bị và bệnh phẩm tốt hơn, đồng thời cải thiện việc di chuyển bệnh nhân và an ninh. Họ cũng bắt đầu sử dụng các giải pháp định vị để tạo ra quy trình làm việc năng động hơn và nâng cao hiệu suất, mức độ an toàn và tuân thủ của nhân viên.

Trong số các lãnh đạo trên cho biết họ sẽ tích hợp các giải pháp tương lai như cảm biến IoT, phân tích dự báo và trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hoạt động chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú, cũng như tạo điều kiện cho các bác sĩ khám bệnh và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp từ xa.

Các giải pháp di động chuyên biệt nâng cao khả năng quản lý 

Đa số người tham gia khảo sát (84%) tin rằng chất lượng chăm sóc bệnh nhân sẽ được cải thiện nếu các y tá, bác sĩ và nhân viên y tế phi lâm sàng có thể tiếp cận các công cụ cộng tác và được sử dụng thiết bị di động của họ để truy cập các ứng dụng y tế.

Đây là một kết quả khá bất ngờ trong bối cảnh các công nghệ di động đã được sử dụng trong các quy trình làm việc lâm sàng và phi lâm sàng trong nhiều năm qua. Từ năm 2017, các y tá, bác sĩ và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã sử dụng thiết bị di động trong công việc. Các thiết bị này cũng được nhân viên nhà thuốc và y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, một số đơn vị điều trị bệnh cấp tính đã cho phép nhân viên sử dụng thiết bị cá nhân của họ để kết nối với hệ thống thông tin y tế và các ứng dụng quy trình làm việc.

Cách tiếp cận di động đang thay đổi. Hiện nay, gần một nửa (49%) các lãnh đạo bệnh viện tham gia khảo sát đang cấp thiết bị y tế của bệnh viện cho nhân viên vì ngày càng nhiều bác sĩ có nhu cầu sử dụng thiết bị chuyên dụng bền chắc, bệnh viện cần thêm năng lực quản lý thiết bị từ xa, đồng thời bảo mật dữ liệu đã trở thành ưu tiên hàng đầu.

Các đơn vị áp dụng giải pháp khám chữa bệnh di động đã ghi nhận tác động tích cực đến chất lượng và chi phí chăm sóc bệnh nhân với 80% đối tượng tham gia khảo sát cho biết đã nhận được nhiều lợi ích từ ứng dụng công nghệ, chẳng hạn nâng cao độ chính xác của quy trình và giảm thiểu sai sót y tế.

Đầu tư vào công nghệ để chuyển đổi lực lượng lao động

Phần lớn lãnh đạo bệnh viện dự kiến sẽ triển khai thiết bị cho hầu hết các nhân viên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, hiện nay họ đang ưu tiên cho các y tá làm việc trong các khoa cấp cứu, khu chăm sóc tích cực (ICU), phòng mổ cũng như nhân viên CNTT, quản lý chuỗi cung ứng/hàng tồn kho và vận chuyển bệnh nhân. Đây là một thay đổi nhỏ so với năm 2017, khi đó thiết bị được ưu tiên cấp cho các y tá giường bệnh và nhân viên quản lý cơ sở.

Ngoài ra, các lãnh đạo bệnh viện cũng ưu tiên nhiều hơn việc theo dõi bệnh nhân và y tế từ xa để hỗ trợ cho hoạt động của nhân viên phòng cấp cứu và chăm sóc tích cực (ICU). Trong một vài năm tới, các lãnh đạo có tư tưởng cấp tiến mong muốn bắt đầu quá trình chuyển đổi từ quy trình thủ công, thụ động sang các hệ thống có khả năng dự báo và đáp ứng nhanh hơn.

Do đó, phòng mua sắm và CNTT tại hầu hết các bệnh viện hiện đang nỗ lực trang bị cho tất cả nhân viên các giải pháp di động cho phép họ truy cập các công cụ định vị và truyền thông thông minh cũng như tận dụng tối đa các giải pháp tự động hóa để sắp xếp hợp lý quy trình công việc và cải thiện mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc. Trên thực tế, trong 2 năm tới, dự kiến số lượng bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia X quang và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được trang bị thiết bị sẽ ngang bằng số lượng bác sĩ lâm sàng cấp cứu và hồi sức cấp cứu có thiết bị.

Ông Johnny Ong, Trưởng bộ phận Healthcare Practice, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Giao tiếp trong nhóm đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân, giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm và nâng cao tinh thần cho nhân viên. Trong những năm tới, thiết bị di động là công cụ quan trọng giúp bệnh viện quản lý tốt hơn các nguồn lực do nhu cầu ngày càng cao về tự động hóa việc điều phối các khu vực trong bệnh viện có lượng bệnh nhân lớn”.



Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
Kết nối bệnh viện thông minh hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO