Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT

Hoàng Linh| 10/05/2022 11:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cung cấp các dịch vụ số, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ cao.

Theo Bộ TT&TT, đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công (DVC) để cung cấp thông tin và DVCTT cho người dân và doanh nghiệp (DN). Trên 97% DVC đủ điều kiện đã được cung cấp dưới hình thức DVCTT mức độ 4.

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trung bình đạt 24,89%

Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến tháng 4/2022, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến của các bộ, cao nhất là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 100%, Bộ Ngoại giao đạt 100%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đạt 81,97%.

Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến thấp nhất gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 21,21%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 14,58%; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 11,11%.

Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT - Ảnh 1.

Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến của các bộ

Các địa phương phát sinh hồ sơ trực tuyến cao nhất gồm Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Ninh với các tỷ lệ lần lượt là86,80%, 82,08%, 63,30%, 60,00% và 55,25%.

Các địa phương phát sinh hồ sơ trực tuyến ít nhất gồm: Quảng Trị, TP. Hải Phòng, Kon Tum, Bắc Kạn, Đắk Nông với các tỷ lệ lần lượt là8,69% 8,69% 5,64% 4,82% và 2,23%.

Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT - Ảnh 2.

Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến của các địa phương

Theo Bộ TT&TT, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến được tính bằng số lượng DVCTT mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến so với số lượng DVCTT mức độ 3, 4.

Về tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế đạt các tỷ lệ cao nhất lần lượt là 99,95% 99,25% và 93,18%, thấp nhất là các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tỷ lệ lần lượt là 19,84% 15,09% 13,85%.

Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT - Ảnh 3.

Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các bộ

Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT - Ảnh 4.

Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các địa phương

Theo Bộ TT&TT, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến được tính bằng số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến của các DVCTT mức độ 3, 4 so với tổng số hồ sơ giải quyết TTHC.

Số liệu thống kê trên được thực hiện một cách tự động, theo thời gian thực bởi Hệ thống giám sát, đo lường của Bộ TT&TT. Mặc dù, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường nhưng việc kết nối vẫn chưa được đầy đủ và triệt để, kết quả trong báo cáo này mới chỉ phản ánh một cách tương đối thực trạng.

Cũng theo Bộ TT&TT, mặc dù đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tuy nhiên, hiệu quả sử dụng DVCTT chưa cao, số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến còn hạn chế. Tính đến tháng 4/2022, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trung bình đạt 24,89%.

Nguyên nhân của những hạn chế này do các yếu tố chủ quan gồm: (1) Cơ quan nhà nước (CQNN), cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa làm hết trách nhiệm trong cung cấp DVCTT; chưa coi cung cấp DVCTT là hình thức cơ bản, quan trọng trong cung cấp DVC; (2) các kênh số cung cấp DVCTT còn chưa hấp dẫn, chưa đơn giản và thuận tiện; chủ yếu vẫn chỉ cung cấp qua các cổng dịch vụ công; (3) hầu hết các CQNN chưa có chính sách khuyến khích sử dụng DVCTT; (4) môi trường pháp lý cho cung cấp DVCTT chưa hoàn thiện, nhiều thủ tục hành chính (TTHC) không cho phép cung cấp bằng hình thức DVCTT mức độ cao.

Bộ Công Thương tiêu biểu về triển khai DVCTT

Bộ Công Thương là một trong những bộ, ngành tiêu biểu về triển khai DVCTT trên phạm vi cả nước, không chỉ bảo đảm cung cấp tối đa DVCTT mức độ 4 mà còn triển khai các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTT, lấy người dân, DN là trung tâm phục vụ.

Ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1573/QĐ-BCT phê duyệt danh mục DVCTT của Bộ. Theo đó, từ tháng 8/2021 đến nay, Cổng DVC Bộ Công Thương đang cung cấp 228 DVCTT mức độ 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn, hoàn thành sớm mục tiêu cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 trong năm 2021, tăng số lượng dịch vụ gấp gần 4 lần so với năm 2020.

Bộ Công Thương đã tích hợp 131 DVCTT lên Cổng DVC quốc gia. Trong năm 2021, Cổng DVC Bộ Công Thương đã trao đổi 1.164.552 bộ hồ sơ điện tử với Cổng DVC quốc gia. Đã có hơn 40.000 DN tham gia khai báo trên Cổng DVC Bộ Công Thương. Tổng số hồ sơ điện tử năm 2021 là 1.617.249 hồ sơ, tương đương hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ. Trong đó, lĩnh vực xuất nhập khẩu có số lượng hồ sơ lớn nhất với hơn 1,2 triệu hồ sơ.

Từ ngày 01/12/2021, Bộ Công Thương triển khai việc in trực tiếp chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D điện tử có mã QR trên hệ thống eCoSys. Chứng nhận xuất xứ mẫu D là mẫu C/O đầu tiên trong 10 mẫu được triển khai điện tử trong giai đoạn này.

Việc triển khai thể hiện cam kết của Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng DN trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp vào năm ngoái. Đặc biệt, hệ thống còn được kết nối thành công với Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và đã trao đổi C/O với 9 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines. Trong năm 2021, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 203.663 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử với các nước.

Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT - Ảnh 5.

Cổng DVCTT của Bộ Công Thương được nhiều DN quan tâm, sử dụng (Ảnh: Báo Công thương)

Bộ Công Thương đã triển khai đánh giá chất lượng giải quyết TTHC trên Cổng DVC của Bộ Công Thương. Kết quả là 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn hoặc trước hạn; 100% người dân, DN đánh giá chất lượng giải quyết TTHC của Bộ Công Thương là rất tốt.

Bộ Công Thương cũng đã triển khai kết nối Cổng DVC và Hệ thống một cửa điện tử của Bộ với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến mức độ, chất lượng cung cấp DVCTT; từ đó, cải tiến chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng DVCTT đối với các TTHC cấp trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Thủ tục Khai báo hóa chất là một trong những thủ tục có số lượng hồ sơ lớn nhất tại Bộ Công Thương. 100% hồ sơ và kết quả thủ tục khai báo từ năm 2018 đã được thực hiện dưới hình thức điện tử (DVCTT mức độ 4).

TP. Hồ Chí Minh giảm lệ phí khi thc hiện trc tuyến

Ngày 24/8/2021, HĐND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-HĐND về việc giảm lệ phí thực hiện các TTHC áp dụng DVCTT mức độ 3 và 4 thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh giảm 50% lệ phí đối với 06 nhóm dịch vụ thiết yếu khi khi người dân, DN thực hiện qua hình thức DVCTT mức độ 3, 4, bao gồm: đăng ký cư trú; hộ tịch; cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy xây dựng.

Việc tập trung làm tốt các nhóm dịch vụ thiết yếu và giảm lệ phí thực hiện trực tuyến giúp việc thực hiện trực tuyến trở nên nhanh hơn, rẻ hơn so với việc thực hiện trực tiếp, qua đó, khuyến khích người dân và DN sử dụng.

Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT - Ảnh 6.

Nhân viên BHXH TP. HCM làm việc tại nhà qua Cổng DVCTT của thành phố (Ảnh: TTXVN)

Bình Phước thc hiện chính sách chỉ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trc tuyến

Ngày 26/5/2020, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về việc triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Kế hoạch này giao cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Phước triển khai, thực hiện các nhiệm vụ để bảo đảm việc cung cấp, xử lý TTHC trên môi trường điện tử. Theo đó, kể tử ngày 19/5/2020, các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết hồ sơ DVC điện tử (không nhận hồ sơ giấy).

Cách làm này của Bình Phước là rất mạnh mẽ, quyết liệt nhằm triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiệu quả, giúp các hoạt động của các CQNN được đưa lên môi trường số, minh bạch hoá, giảm giấy tờ.

Hòa Bình giao chỉ tiêu x lý trc tuyến tới tng quận, huyện

Ngày 18/02/2022, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 279/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, 17 sở, ban, ngành và 10 UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ phải chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm đạt được chỉ tiêu 55% hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị.

Việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới Chính phủ số phải hướng tới hiệu quả, và chỉ số đo lường hiệu quả quan trọng nhất là số hồ sơ giải quyết TTHC được xử lý trực tuyến. Việc UBND tỉnh Hoà Bình giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến tối thiểu phải đạt được giúp các sở, ban, ngành, quận, huyện tích cực và có trách nhiệm ngay từ đầu năm, tạo nên phong trào thi đua thực hiện, hứa hẹn là giải pháp mang lại kết quả đột phá vào cuối năm.

Khẩn trương triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT

Để nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT trong thời gian tới, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, ký ban hành Nghị định quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của CQNN trên môi trường mạng thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN, để tạo môi trường pháp lý thúc đẩy phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số trong giai đoạn mới.

Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục, khẩn trương triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT.

Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị rà soát, chuẩn hoá các quy trình, TTHC để đảm bảo cung cấp các DVCTT mức độ 4; hợp nhất Cổng DVC với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; bảo đảm hoàn thành tiến độ đặt ra theo Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030), đặc biệt là thực hiện kết nối, khai thác hiệu quả CSDL quốc gia về dân cư để giảm giấy tờ cho người dân, DN khi thực hiện các DVCTT.

Bộ TT&TT cũng đề nghị xem xét, ban hành chính sách khuyến khích người dân, DN sử dụng DVCTT như ưu đãi về thời gian, chi phí thực hiện dịch vụ. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức; bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ người dân, DN tiếp cận, sử dụng hiệu quả các DVCTT do các CQNN cung cấp./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Khẩn trương nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO