Khi những CEO công nghệ “bán dạo” thực phẩm, làm ATM gạo, gây quỹ từ thiện

Hồng Vinh| 20/07/2021 10:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều giám đốc điều hành (CEO) tạm gác lại một phần công việc kinh doanh và hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện khi làn sóng Covid-19 ập đến…

Thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách toàn xã hội, thấu hiểu sự khó khăn của người dân, cùng nhau san sẻ, chung tay cùng chính quyền giúp ích cho những cảnh đời khó khăn, nhiều CEO tạm gác lại một phần công việc kinh doanh và hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện khi làn sóng Covid-19 ập đến…

Từ món quà sinh nhật cho con

Hệ thống cửa hàng Di động Việt vừa hợp tác với FoodBank Việt Nam (Ngân hàng thực phẩm Việt Nam là tổ chức thiện nguyện kết nối với nhiều nhà cung cấp thực phẩm) cho ra đời điểm bán rau củ quả và thịt, cá với tên gọi “Thực phẩm chia sẻ - Foodshare Market”. Mô hình này chủ yếu tập trung bán qua kênh online với giá bình ổn. Foodshare Market khuyến khích bán theo nhóm lớn cho khu chung cư, nhóm bạn, nhóm hàng xóm, dùng mô hình xe lưu động cùng Sở Công Thương TP.HCM và Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên Việt Nam để triển khai.

“Hôm qua là sinh nhật con trai nhưng tôi không dám về nhà chỉ biết chúc mừng online và dành tặng món quà tinh thần này cho cháu. Mong cháu sẽ hiểu những khó khăn lúc này để chịu khó vươn lên trong cuộc sống, phục vụ cộng đồng, xã hội”.
Anh Nguyễn Ngọc Đạt, CEO Di Động Việt.

Anh Nguyễn Ngọc Đạt, CEO Di động Việt cho biết: Foodshare Market đã kết nối với nhiều đối tác lâu năm để cung cấp số lượng lớn rau củ quả nông sản, thủy hải sản giúp giải quyết đầu ra cho bà con nông dân đang khó khăn trong khâu vận chuyển, thực hiện giãn cách. “Chúng tôi cũng đã nhận được lời đề nghị cung cấp hàng trợ giá tốt nhất của 23 doanh nghiệp, nhà cung cấp, trong đó sẽ có combo miễn phí dành cho người khó khăn...”

“Foodshare Market đúng như tên gọi “Siêu thị Thực phẩm Chia sẻ”, phương châm là bán đồng giá, không đặt mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu phục vụ cho người dân TP.HCM trong giai đoạn thiếu thốn thực phẩm. Hiện tại, chuỗi cung ứng vô cùng khó khăn ở nhiều công đoạn, nhưng được sự hỗ trợ của cơ quan địa phương và anh em gần xa, chúng tôi đã nhanh chóng cho ra đời chương trình “Bán hàng đồng giá” và sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này.” Anh Đạt nói.

Chỉ riêng trong ngày đầu mở bán, Foodshare Market đã bán ra được khoảng 20 tấn rau củ với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg; Trứng gà có giá 30.000 đồng/vỉ 10 trứng, thịt heo 120.000 đồng/kg; Cửa hàng khuyến khích mua theo nhóm 10kg – 20kg – 30kg để dễ vận chuyển trong giai đoạn này. Dự kiến trong những ngày tới, Foodshare Market sẽ mở thêm một số điểm bán khác để cung cấp thêm nguồn cung cho người dân.

Chia sẻ trên facebook cá nhân, anh Đạt cho biết: "Tạm gác công việc kinh doanh di động để dấn thân cho Foodshare Market. Hôm qua là sinh nhật con trai nhưng tôi không dám về nhà chỉ biết chúc mừng online và dành tặng món quà tinh thần này cho cháu. Mong cháu sẽ hiểu những khó khăn lúc này để chịu khó vươn lên trong cuộc sống, phục vụ cộng đồng, xã hội.”

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 9/7, khiến tất cả các cửa hàng điện thoại của anh Đạt tại TP.HCM đóng toàn bộ. Anh đã kêu gọi một số nhân viên chuyển sang bán ở cửa hàng thực phẩm. Trước mắt, anh Đạt sẽ tận dụng mặt bằng tại các cửa hàng điện thoại để mở thêm cửa hàng thực phẩm và bổ sung giấy phép ngành thực phẩm.

Đồng hành cùng Foodshare Market, còn có nhiều cá nhân mạnh thường quân cho mượn xe chuyên chở, hỗ trợ cho mượn mặt bằng ở trung tâm TP.HCM và cả kho bãi lưu trữ hàng hóa. Foodshare Market cũng đang cần huy động các loại rổ đựng rau quả, tủ lạnh, tủ đông các loại để trữ thực phẩm tươi sống.

Đến những ATM gạo tích hợp AI

Chắc không đâu ở như Việt Nam, TP.HCM trong những ngày khó khăn này nhưng tình người luôn được vun đắp không chỉ Chính phủ, chính quyền lo cho dân vừa an toàn vừa phải chống dịch, phát triển kinh tế. Mô hình những cây "ATM gạo” nghĩa tình đến từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân cần nhanh chóng hơn lúc nào hết. Đặc biệt, những ATM này giờ đây có thêm camera, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống tổng đài gọi lấy số thứ tự.

Anh Lê Hải Bình, Chủ tịch Tập đoàn AXYS, đã có ý tưởng tạo ra một chiếc ATM gạo tặng miễn phí cho người dân tại TP.HCM. Anh cùng nhân viên trong công ty tạo nên chiếc ATM gạo có camera nhận diện khuôn mặt, để bảo đảm mỗi người dân có thể nhận 3 kg gạo/tuần. ATM gạo có mặt tại địa chỉ 12A đường Núi Thành, Phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM.

Trước mắt, ATM gạo có thể phát 1-2 tấn gạo/ngày, mỗi người chỉ nhận 1 lượt/tuần nên ATM gạo có thể giúp khoảng 4.000 người thành phố mỗi tuần. Quá trình nhận gạo diễn ra chỉ trong một phút. Nếu người dân tới nhận lần thứ 2, ATM sẽ tự động không phát gạo. Mục đích của việc này là để người dân không nhận gạo quá nhiều lần, dẫn đến việc gạo không đến được tay những người thực sự cần.

Khi những CEO công nghệ “bán dạo” thực phẩm, làm ATM gạo, gây quỹ từ thiện - Ảnh 2.

ATM gạo nhận diện khuôn mặt, tặng miễn phí cho người dân tại TP.HCM.

Biết được việc làm ý nghĩa của anh Bình, nhiều bạn bè đã đứng ra hỗ trợ. Có người hứa trong mùa dịch này sẽ gửi tặng 50 tấn gạo. Có bà con đi ngang qua, thấy ATM phát gạo cho người dân liền gửi luôn 100 kg gạo, có người gửi tiền mặt.

Anh Bình cho biết thêm, đối với những người cần hơn lượng gạo đó vẫn có thể nói người thân trong nhà gọi tổng đài để lấy số thứ tự hoặc người thân tới xếp hàng lấy thêm. Những cô chú lớn tuổi, người tàn tật, phải đi xe lăn sẽ được các tình nguyện viên đưa gạo tới tận nơi, mà không cần soi camera ở ATM.

Tổng đài lấy số thứ tự nhận gạo được thiết lập, để hạn chế người dân đứng xếp hàng lâu giữa trời nắng, đồng thời bảo đảm giãn cách theo quy định phòng chống dịch. Người dân gọi đến số (028) 77.77.77.88, hệ thống sẽ tự động kiểm tra thông tin, xếp lịch và thông báo thời gian người dân đến nhận gạo. Trước 30 phút đến thời gian nhận gạo, tổng đài sẽ gọi nhắc người dân một lần nữa.

Ngoài Chủ tịch AXYS và Giám đốc điều hành NTS Security Ngô Trần Vũ cũng rất hăng hái công việc thiện nguyện từ nhiều năm nay đồng hành với các anh em vẽ tranh, bán tranh hoàn toàn cho mục đích từ thiện. Dịp dãn cách lần này, anh Vũ cũng thực hiện chương trình huy động Quỹ gieo gạo. Tính đến 19/7, Quỹ gieo gạo huy động được 403,7 triệu đồng và đã chi 337,6 triệu đồng (tương đương 829 phần quà); Quỹ tồn 66,1 triệu đồng và tiếp tục quyên góp phát quà đến 24/7. Tất cả chi tiết đóng góp, đều được anh Vũ công khai, chia sẽ trên mạng xã hội facebook cá nhân.

Sự nhanh nhạy, đồng cảm, những doanh nghiệp như Di động Việt, Con Cưng, Guardian, ATM gạo, Quỹ gieo gạo… đã nhanh chóng nhận được nhiều sự khen ngợi từ cộng đồng. Sự có mặt của họ đã phần nào giúp người dân mua thực phẩm thiết yếu một cách dễ dàng, thuận tiện hơn./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Khuyến cáo việc sử dụng Chứng thư số của tổ chức không được cấp phép
    Khi cá nhân và các tổ chức, đơn vị tích cực sử dụng các dịch vụ chứng thư số trên môi trường mạng có kết nối Internet chính là một xu hướng phù hợp với sự phát triển của xã hội số hiện nay.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Khi những CEO công nghệ “bán dạo” thực phẩm, làm ATM gạo, gây quỹ từ thiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO