Khởi nghiệp ASEAN: Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số

TH| 16/10/2020 20:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Với vai trò quốc gia Chủ tịch ASEAN 2020, nằm trong chuỗi các hoạt động về ASEAN, ngày 16/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN với chủ đề: Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số.

Sự kiện có sự tham gia của đại diện lãnh đạo VCCI, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, UNDP, các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước.

Khởi nghiệp ASEAN đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững

Các nước ASEAN có lợi thế với khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi, hứa hẹn tiềm năng khởi nghiệp. Đặc biệt là trong chính sách phát triển quốc gia, Chính phủ các nước ASEAN đều coi trọng vai trò của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Nhiều năm qua, các nước ASEAN đã thúc đẩy hợp tác về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, kết nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ, các diễn đàn, hướng đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đã bảy tỏ mong muốn về việc cùng thiết lập hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực, để hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên các hệ sinh thái khởi nghiệp mà từng quốc gia ASEAN đang theo đuổi.

Phát biểu tại Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, cho biết: Chúng tôi đề xuất tổ chức Diễn đàn này thường niên, hướng tới hình thành mạng lưới khởi nghiệp ASEAN, hướng tới khát vọng xây dựng ASEAN trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của châu Á và thế giới.

Khởi nghiệp ASEAN: Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số - Ảnh 1.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, chúng ta đã có nhiều thực tiễn, kinh nghiệm tốt trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở các nước ASEAN riêng lẻ. Bây giờ là lúc chúng ta phải ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, lan toả, tích hợp và nhân lên tạo hệ sinh thái khởi nghiệp của ASEAN, một thương hiệu ASEAN về khởi nghiệp sáng tạo.

Tại Diễn đàn, trong bài phát biểu chính, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020 của Việt Nam, cũng như sự hợp tác của Chính phủ Anh trong nỗ lực thúc đẩy phát triển và tăng trưởng khởi nghiệp ở khu vực ASEAN và Việt Nam.

Bà Wiesen nhấn mạnh: Khu vực này là một trong những khu vực có tỷ lệ khởi nghiệp trẻ cao nhất trên toàn cầu và 40% trong số các công ty khởi nghiệp này đang tạo ra việc làm. Ở các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan, doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSME) chiếm hơn 70% số việc làm trong khu vực tư nhân.

Khởi nghiệp ASEAN: Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số - Ảnh 2.

Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen

Theo bà Caitlin Wiesen, với tỷ lệ khởi nghiệp cao trong khu vực ASEAN và động lực thúc đẩy đổi mới và kinh doanh của họ, không có gì nghi ngờ rằng những doanh nhân trẻ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế xã hội COVID-19, thậm chí còn đẩy nhanh tiến trình này khu vực. Bằng cách hỗ trợ họ trong việc đảm bảo tính toàn vẹn trong kinh doanh và thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững, chúng tôi sẽ không chỉ đóng góp vào việc xây dựng lại nền kinh tế của mình mà còn đạt được một nền văn hóa xã hội đặt trọng tâm vào việc chăm sóc và bảo vệ một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Với những tiềm năng đầy hứa hẹn đối với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại ASEAN, theo các chuyên gia cần có những hành động cụ thể để có thể hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại ASEAN phát triển.

UNDP sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia và doanh nghiệp ASEAN trong nỗ lực phát triển môi trường khởi nghiệp lành mạnh và bền vững, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực ASEAN. "Chúng tôi cũng hy vọng sẽ tăng cường quan hệ đối tác giữa các nước ASEAN và các trung tâm khu vực khác trên thế giới", bà Caitlin Wiesen cho biết.

Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN: Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số - Ảnh 1.

Toàn cảnh diễn đàn

Cũng tại Diễn đàn, Bà Caitlin Wiesen đã nhấn mạnh vấn đề chuyển đổi số. Theo bà, đây sẽ là chìa khóa để tăng tính minh bạch, thúc đẩy hiệu quả của quá trình cải cách thể chế.

"Khi các nước ASEAN chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và giai đoạn phát triển tiếp theo, minh bạch và chuyển đổi số là những khía cạnh quan trọng để đảm bảo quản trị tốt, môi trường kinh doanh công bằng và khả năng cạnh tranh vững chắc", bà Caitlin Wiesen chia sẻ.

Còn theo Chủ tịch Vũ Tiến Lộc, chuyển đổi số không phải là việc của riêng các doanh nghiệp lớn, không phải việc "trên mây", chuyển đối số là việc của tất cả các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ là chủ nhân của kỷ nguyên số chứ không chỉ là các doanh nghiệp lớn.

"Với kỹ thuật số và nền tảng công nghệ, thế giới đang nhỏ lại, các doanh nghiệp nhỏ sẽ trở lớn lên và đương đầu với các người khổng lồ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao giờ cũng là xương sống với mọi nền kinh tế. Vì vậy, làm sao để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện chuyển đổi số, có thể lớn lên, đó là trách nhiệm của chúng ta", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Mặt khác, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc cũng chia sẻ, các doanh nghiệp lớn có thể tự tiếp cận nền tảng số, còn các doanh nghiệp nhỏ rất cần nền tảng hỗ trợ như của VCCI, của các tổ chức quốc tế để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, thực hiện chuyển đổi số. Đây cũng là cách để chúng ta thực hiện yêu cầu phát triển nền kinh tế bền vững.

Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số

Cũng tại Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết: "Khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp phải là tâm thế của mọi doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đã, đang hoạt đông. Theo đó, luôn luôn là khởi nghiệp để chúng ta có thế giới trường tồn, đồng thời, liêm chính phải được đặt vào trái tim mỗi doanh nhân, muốn kinh doanh có hiệu quả phải để sáng tạo trong bộ não của mình, và phải đặt minh bạch trong yêu cầu đầu tiên của mỗi doanh nghiệp".

Còn bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam lại cho rằng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nhân trẻ trong việc đảm bảo tính liêm chính trong kinh doanh và thúc đẩy hoạt động trong kinh doanh bền vững sẽ không chỉ đóng góp vào xây dựng lại nền kinh tế mà còn đạt được một nền văn hóa xã hội đặt quan tâm hàng đầu vào tương lai bền vững cho tất cả mọi người.

Nhiều năm qua, VCCI đã có nhiều hoạt động thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh, minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam. VCCI đã trình Chính phủ Chương trình liêm chính trong kinh doanh và hiện đang được triển khai rộng rãi.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp ASEAN: Hợp tác phát triển minh bạch và bền vững trong thời đại số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO