Khuyến khích doanh nhân công nghệ tại Hoa Kỳ đem ước mơ về Việt Nam phát triển

PV| 19/05/2022 19:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đã có nhiều doanh nhân công nghệ thường xuyên bay về Việt Nam để thực hiện các dự án đã ấp ủ khi đang ở Thung lũng Silicon.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ, Mạng lưới đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc họp mặt tại San Francisco, Hoa Kỳ. Chương trình có sự góp mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng các Mạng lưới ĐMST tại 5 nước trên thế giới, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu và Úc.

Cuộc gặp mặt còn có các khách mời của Mạng lưới là các tiến sĩ, thạc sĩ đang làm việc tại các trường đại học và tập đoàn công nghệ lớn tại Hoa Kỳ như Facebook, Google, Nasa, và Cisco, cũng như quản lý cấp cao tại các tập đoàn lớn...

Thành viên Mạng lưới là các doanh nhân công nghệ, các công ty khởi nghiệp trị giá hàng chục triệu đô la cũng có mặt tại chương trình. Đặc biệt, có những thành viên có gần 20 bằng sáng chế đã được chính phủ Hoa Kỳ bảo hộ.

Mạng lưới ĐMST Việt Nam được công bố thành lập năm 2018 tại Hà Nội nhằm thúc đẩy xây dựng một hệ sinh thái ĐMST để hỗ trợ tốt nhất cho các startup cũng như các ý tưởng ĐMST đột biến, giúp doanh nghiệp (DN) tăng trưởng cao để phát triển kinh tế quốc gia.

"Đã có nhiều bạn thường xuyên bay về Việt Nam để thực hiện các dự án đã ấp ủ khi đang ở Thung lũng Silicon. Thời gian qua do dịch COVID-19 nên nhiều dự án có thể bị gián đoạn, nhưng tôi hy vọng tới đây sẽ còn nhiều các bạn đang ngồi tại đây và ở Hoa Kỳ sẽ đem các ước mơ đó về Việt Nam để phát triển cùng chúng tôi", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại chương trình.

Cuộc họp mặt tại Hoa Kỳ vừa rồi là cơ hội để các thành viên mạng lưới có mong muốn làm việc với Việt Nam, về Việt Nam làm việc hoặc các đối tác DN của Việt Nam trình bày những sáng kiến, dự án sáng tạo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và toàn thể đại diện của Mạng lưới trên toàn cầu.

Mạng lưới ĐMST Việt Nam tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ có 5 hướng ưu tiên để thúc đẩy hoạt động với Trung tâm ĐMST quốc gia (NIC) trong thời gian tới, bao gồm giáo dục STEM, hỗ trợ DN, công nghệ chất bán dẫn, công nghệ sinh học và công nghệ chuỗi khối (blockchain).

Ngoài ra, mạng lưới cũng đề xuất Techstars (tổ chức thúc đẩy kinh doanh danh tiếng tại Hoa Kỳ đã hỗ trợ, đầu tư hàng nghìn DN toàn cầu với tổng vốn hóa hàng chục tỉ USD) phối hợp với NIC để triển khai các chương trình ươm tạo DN khởi nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, mạng lưới sẽ là cầu nối kêu gọi các nguồn tài chính để hỗ trợ NIC thực hiện nhiệm vụ này.

Trung tâm ĐMST quốc gia (NIC) là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập năm 2019. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao NIC là đầu mối trao đổi giữa các thành viên trong mạng lưới. Đồng thời, Ban thường trực Mạng lưới ĐMST Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đóng vai trò là người giới thiệu cho các nhà khoa học, các startup, các nhà sáng chế gốc Việt biết đến Mạng lưới ĐMST Việt Nam và tham gia đông đảo vào mạng lưới này. 

Ngoài ra, NIC cũng là đầu mối trực tiếp để hỗ trợ, kết nối những ý tưởng, dự án liên quan đến Việt Nam khi các đối tác về Việt Nam.

Trong gần 3 năm hoạt động, nhận được sự bảo trợ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Trung tâm ĐMST Quốc gia, nhiều hoạt động của cộng đồng trí thức, doanh nhân công nghệ ở Thung lũng Sillicon đã được thúc đẩy nhanh chóng, thuận lợi. Trong đó có thể kể đến dự án GmarTech đào tạo nhân lực Marketing Digital; Dự án STEAM for Vietnam, và Dự án đào tạo công nghệ blockchain./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Khuyến khích doanh nhân công nghệ tại Hoa Kỳ đem ước mơ về Việt Nam phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO