Kiên Giang: Cây lục bình giúp dân thoát đói nghèo

Duy Phạm| 23/06/2020 14:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Với sự nỗ lực của chính quyền và người dân cùng lợi thế làng nghề đan lát lục bình truyền thống, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao (Kiên Giang) đã tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Đổi thay từ làm nghề truyền thống

Về xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao vào những ngày này, nhìn những con đường bê tông thẳng tắp cho thấy sự đổi thay từng ngày của vùng đất này. Những ngôi nhà mới khang trang minh chứng cho đời sống người dân được nâng cao, cùng với đó là xen lẫn nhiều công trình dân sinh đã và đang được đầu tư xây dựng kiên cố trên địa bàn. Có được kết quả đó, ngoài chủ trương về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc còn làm tốt công tác giảm nghèo.

Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc hiện có 3.345 hộ dân với trên 13.200 nhân khẩu. Những năm qua, địa phương chú trọng phát triển làng nghề truyền thống cây lục bình để đan lát các sản phẩm như giỏ xách, thảm, khay giấy, chậu hoa...

Theo ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, đối với cây lục bình trên địa bàn xã trước đây xem như cây cỏ dại, gây cản trở lưu thông trên sông, rạch. Nhưng từ khi người dân biết khai thác cây lục bình để đan lát thủ công mỹ nghệ, xã đã tiến hành thành lập làng nghề vào năm 2013. Từ khi thành lập đến nay, làng nghề hoạt động rất hiệu quả, với 70 hộ. Tính bình quân chung, mỗi lao động thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng từ việc đan lát thủ công mỹ nghệ (chủ yếu đan lúc nhàn rỗi). Giờ đây, cây lục bình được xem là thế mạnh phát triển của địa phương. Nếu so sánh, làm nghề truyền thống cây lục bình mỗi năm gấp 3 lần sản xuất nông nghiệp.

Kiên Giang: Cây lục bình giúp dân thoát đói nghèo - Ảnh 1.

Làng nghề đan lục bình. (Ảnh: Báo Kiên Giang)

Doanh nghiệp đồng hành cùng người dân

Là doanh nghiệp (DN) tư nhân chuyên kinh doanh ngành nghề thủ công mỹ nghệ từ đan lát lục bình, những năm qua DN tư nhân Hoàng Mỹ đã đóng góp đáng kể cho địa phương trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Măng, DN tư nhân Hoàng Mỹ, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc cho biết, việc duy trì làng nghề truyền thống góp phần để DN phát triển; đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và đóng góp một phần cho ngân sách xã. Để tạo điều kiện cho bà con làm nghề, DN đã thực hiện giao hàng cho bà con đan lát sau đó thu gom mang đi tiêu thụ. Nhờ đó, bà con tranh thủ được thời gian nhàn rỗi để làm gia công có thu nhập ổn định, với mức bình quân 100.000 đồng/ngày.

Theo những người dân trong xã, nghề đan lát từ lục bình không quá vất vả nên người già, trẻ nhỏ có thể làm được. Bà Nguyễn Thị Hành (70 tuổi), ngụ ấp 11, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc cho biết: Nghề này hưởng lương theo sản phẩm, nếu ai khéo tay làm nhiều thì được hưởng nhiều, do đó, mọi người ai nấy đều cố gắng để có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình. Riêng bà Hành, mỗi ngày bà đan được vài sản phẩm, có thu nhập từ 50.000 – 70.000 đồng.

Kiên Giang: Cây lục bình giúp dân thoát đói nghèo - Ảnh 2.

Người dân Kiên Giang với các sản phẩm từ cây lục bình. (Ảnh: Báo Kiên Giang)

Hiện nay hầu như gia đình nào trong xã cũng có người làm nghề đan lát lục bình, từ đó vừa phát huy thế mạnh của làng nghề vừa góp phần nâng cao đời sống của từng hộ dân. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay còn 9% theo chuẩn nghèo mới, đặc biệt ấp 11 của xã không còn hộ nghèo.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, thời gian tới, UBND xã cùng với các ngành chuyên môn của huyện Gò Quao tiếp tục tham quan học hỏi một số nơi sau đó giúp người dân tạo ra sản phẩm, mẫu mã mới. Bên cạnh đó, địa phương cũng tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ những hộ làm nghề lục bình trang bị phương tiện thu hoạch, sân phơi, dụng cụ hấp, sấy khô cây lục bình để làm ra sản phẩm tốt, chất lượng.

Việc phát triển mô hình đan lục bình đã giúp người dân giải quyết lao động nhàn rỗi tại nhà và những người chưa có nghề ổn định, không có đất đai sản xuất có công việc ổn định, dần nâng cao cuộc sống, cùng chính địa phương thực hiện giảm nghèo, nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới. Nguồn thu nhập này tuy không lớn, nhưng nó đã góp phần đáng kể cho chị em, nhất là phụ nữ dân tộc Khmer ở vùng sâu trong việc xóa đói, giảm nghèo.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Cây lục bình giúp dân thoát đói nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO