Kiến thức cần thiết để duyệt web an toàn

Bảo Quang| 27/02/2017 14:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số đòi hỏi mọi công dân, đặc biệt là trẻ em cần được học những kỹ năng cần thiết cho việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển lợi ích cá nhân và cộng đồng, nhưng vẫn biết cách vượt qua những mối nguy cơ tiềm ẩn trên Internet.

Internet là một phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhờ Internet, thế giới đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tích phi thường trên hầu hết các lĩnh vực đời sống, đưa thế giới vượt qua trình độ văn minh công nghiệp bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên toàn cầu chuẩn hóa và phát triển kinh tế tri thức.

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người dụng Internet nhiều nhất tại Châu Á và độ tuổi người sử dụng Internet đa phần là người trẻ, chiếm hơn 50% so với tổng dân số. Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là tăng tỷ lệ người sử dụng Internet lên mức 80 – 90% dân số, ngang bằng các nước phát triển hiện nay. Internet được mở rộng đến mọi người dân. Mọi tổ  chức, cá nhân đều có thể sử dụng Internet. Chính phủ quan tâm hỗ  trợ đặc biệt cho học sinh, sinh viên và người nông dân ở nông thôn, vùng núi,  biên giới, hải đảo… được sử dụng Internet qua rất nhiều chương trình, dự án. Việt Nam mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty CNTT và Internet trong và nước ngoài kinh doanh và phát triển.

Bên cạnh những mặt tích cực mà Internet mang lại, những tác động từ mặt trái của Internet lên mỗi cá nhân và toàn xã hội cũng không phải là nhỏ. Trong khi đó, Chỉ số an toàn Internet tại Việt Nam (VNISA Index) lại ở dưới mức trung bình của thế giới. Năm 2016, người dân Việt Nam hoang mang khi một loạt những sự kiện về an toàn sử dụng Internet nổi lên như khách hàng của ngân hàng lớn bị hack tài khoản, tin tặc tấn công các sân bay tại Việt Nam hay việc nội dung hình ảnh chương trình dành cho trẻ em có dính tới các sản phẩm người lớn. Những điều đó cho thấy tính cấp thiết về xây dựng chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn sử dụng Internet, giáo dục kỹ năng số cho mọi công dân, đặc biệt là trẻ em.

Ông Ngô Việt Khôi, chuyên gia về an toàn thông tin cho biết: Chúng ta đã hình thành thói quen không thể sống mà không có Internet. Thế giới đang ở vào giai đoạn hậu PC. Hiện nay, mã độc đã tăng đáng kể so với cách đây 20 năm, trung bình 1 giây có 5 mã độc mới, trong khi hiểu biết của chúng ta trong lĩnh vực này không khác so với 20 năm trước. Trong trường học hiện nay đã có môn học Internet, nhưng không dạy những kỹ năng như mật khẩu thế nào là an toàn, lên mạng thế nào để giữ thông tin cá nhân không bị lộ lọt, xem nội dung Internet thế nào là an toàn… "Chúng ta không thể trông đợi vào các giải pháp “xịn” nếu người sử dụng thiếu kiến thức để tự bảo vệ mình. Người sử dụng phải  thông minh hơn thì sẽ an toàn hơn", ông Ngô Việt Khôi chia sẻ.

Ông Ngô Việt Khôi chia sẻ về công tác tuyên truyền sử dụng Internet an toàn

Trẻ em ngày nay được sinh ra và lớn lên trong thế giới số. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số đòi hỏi trẻ em cần được học những kỹ năng số cần thiết cho tương lai. Tuy nhiên, trẻ em cũng đang thường xuyên phải đối mặt với những mối nguy hiểm trực tuyến mà không được bảo vệ. Theo ông Davis Vu - Giám đốc sáng tạo, Viện DQ, Singapore – Cần trao quyền và thúc đẩy trẻ em từ  8-12 tuổi trở thành những công dân số sẵn sàng trong tương lai, thông minh và có trách nhiệm, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển lợi ích cá nhân và cộng đồng, nhưng vẫn biết cách vượt qua những mối nguy cơ tiềm ẩn trên mạng.

Cách sử dụng công nghệ của trẻ em rất khác so với người lớn. Khoảng cách công nghệ và thế hệ khiến các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo gặp nhiều trở ngại khi hướng dẫn trẻ em tránh khỏi những rủi ro trên mạng Internet. 

Những rủi ro trên môi trường trực tuyến có nguy cơ trầm trọng hơn đối với những trẻ em thuộc nhóm yếu thế như dân tộc  thiểu số hoặc người nghèo.  Hơn nữa, giáo dục kỹ thuật số không đồng đều tại các quốc gia càng làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng trên toàn thế giới. Khoảng cách trong giáo dục cộng nghệ số cần được cải thiện hơn nữa.

Ông Davis Vu giới thiệu kinh nghiệm giáo dục truy cập Internet an toàn tại Singapore thông qua chương trình Digital Intelligence Quotient -DQ

Ông Davis Vu cho rằng, có 8 kỹ năng số cơ bản mọi trẻ em cần học:

Quản lý danh tính công dân số (Digital citizen identity): Khả năng xây dựng và quản lý toàn diện một danh tính online và offline,

Quản lý thời gian sử dụng thiết bị số (Screen time management): Khả năng quản lý thời gian sử dụng các thiết bị số, tham gia vào các hoạt động trực tuyến một cách có kiểm soát,

Quản lý bạo lực trực tuyến (Cyberbullying management): Khả năng phát hiện những nguy cơ bạo lực và cách thức xử lý thông minh.

Quản lý an ninh mạng: Khả năng bảo vệ dữ liệu của một người bằng cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý các nguy cơ tấn công khác nhau.

Quản lý chế độ riêng tư (Privacy management): Khả năng xử lý thận trọng tất cả các thông tin cá nhân chia sẻ trực tuyến để bảo vệ quyền riêng tư của mình và người khác.

Tư duy phản biện (Critical thinking): Khả năng phân biệt giữa các thông tin và nội dung đáng tin cậy với những nội dung và thông tin độc hại.

Quản lý các hoạt động trực tuyến: Khả năng hiểu được bản chất  và tác động của những hoạt động trên mạng.

Cảm thông: Khả năng đồng cảm với những cảm xúc, nhu cầu của những người khác trên môi trường trực tuyến.

Việc học tốt những kỹ năng này giúp trẻ em sử dụng công nghệ số an toàn và có trách nhiệm hơn, giảm thiểu các rủi ro trên môi trường trực tuyến. Chỉ có như vậy mới có thể trao quyền cho trẻ em trở thành những công dân sẵn sàng, thông minh và trách nhiệm trong tương lai giúp: Cải thiện hiệu quả học tập; Tăng cường các kỹ năng cần thiết (Tư duy phản biện, đồng cảm, hội nhập…); Hành xử và thái độ có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến, giảm thiểu các rủi ro trên mạng

Để làm được điều này đòi hỏi các đối tác (Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp), cộng đồng chung tay trong việc phủ sóng kiến thức rộng rãi tới trẻ em. Mặt khác, nhà nước không ngừng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người trở thành công dân có trách nhiệm cao khi sử dụng mạng xã hội nói riêng, Internet nói chung, đưa thông tin, hình ảnh, số liệu một cách có ý thức và chia sẻ thông tin, hình ảnh, số liệu có ý thức và có trách nhiệm cao. Các công dân mạng cũng cần đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp để thiết lập và duy trì, phát triển môi trường Internet văn minh ở Việt Nam. Các chuyên gia CNTT cần nâng cao trách nhiệm không tiếp tay cho tội phạm công nghệ, không phát tán virus, không tham gia vào các hoạt động tấn công, khủng bố thông tin trên mạng… Chúng ta không chỉ nêu cao trách nhiệm, làm tốt ở trong nước mà cần tham gia cùng bạn bè thế giới qua kết nối Internet hưởng ứng hoạt động này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Kiến thức cần thiết để duyệt web an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO