Kinh nghiệm của Nam Định triển khai DVCTT đạt tỷ lệ hồ sơ DVC được xử lý toàn trình cao
Giám đốc Sở TT&TT Nam Định Vũ Trọng Quế vừa có bài “Chia sẻ kinh nghiệm về triển khai dịch vụ công trực tuyến có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao” tại phiên họp chuyên đề về “Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng” do Uỷ ban CĐS Quốc gia tổ chức mới đây.
Theo Giám đốc Sở TT&TT Nam Định vì lý do CĐS phát triển thì kéo theo dịch vụ công (DVC) phát triển. Nếu DVC phát triển mà các việc khác của CĐS không phát triển thì đó là phát triển nóng chỉ về DVC chứ không phải phát triển đều, bền vững. Nam Định phát triển đồng đều các lĩnh vực của CĐS cũng như DVC.
Do vậy, Giám đốc Sở TT&TT Vũ Trọng Quế chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy của CĐS Nam Định và trong đó có một số kinh nghiệm riêng đối với DVC.
Tạp chí TT&TT xin giới thiệu những chia sẻ của Giám đốc Sở TT&TT Nam Định:
Hợp nhất một cửa với cổng DVC
Nam Định đã hợp nhất một cửa với Cổng DVC ngay từ khi thiết kế là năm 2018. Từ cuối năm 2022 đến nay, Nam Định luôn đạt top đầu về xếp hạng của cổng DVC quốc gia. 100% DVC trực tuyến (DVCTT) toàn phần và một phần là 1286/1705 đạt 75% DVC đủ điều kiện được cung cấp trên cổng DVC quốc gia.
Trên Cổng DVC quốc gia, Nam Định hiện đang xếp thứ 6 năm 2023, xếp thứ 7 trong Quý 1 năm 2023; Xếp thứ 2 tháng 5/2023. Số hồ sơ 5 tháng đầu năm 2023 đạt 81%. Số hồ sơ tiếp nhận tháng 5 (từ 20/4 - 19/5/2023) là 54.786/64.103 đạt 85,4%. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) là nặng nề nhất.
Số hồ sơ số hoá là 39.347/64.103 đạt 61,3%. Thanh toán trực tuyến cho 30.031 hồ sơ với số tiền là 603. 212.000 đồng. Thanh toán trực tuyến phí, lệ phí trên lĩnh vực liên thông Thuế, TN&MT là 323 hồ sơ đạt 1,7 tỷ đồng.
Trung tâm hành chính, một cửa điện tử đã phát huy hết sức hiệu quả trong thời gian qua, đúng với vai trò lịch sử của nó và theo quy luật nó sẽ dần co lại trong thời gian tới. Trước đây, số người dân đến Trung tâm dịch vụ hành chính công của tỉnh khoảng độ 400 - 500 người/ngày, bây giờ đã giảm xuống còn khoảng chưa đến 150 - 200 người (giảm đi còn khoảng 1/3 - 1/4 số trước đây). Trung tâm hành chính của tỉnh, huyện sẽ co gọn trong thời gian tới đây.
Một số kinh nghiệm tại sao Nam Định lại làm tốt được công việc
Sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định, đặc biệt làm của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh suốt những năm vừa qua
Có lẽ không có mấy tỉnh được như Nam Định), thể hiện qua việc ừ năm 2018, 2019 tại báo cáo hàng tháng của UBND tỉnh dành riêng mục số 8: Xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), cải cách hành chính, sau đó là mục “Xây dựng CQĐT, chính quyền số và cải cách hành chính” trong báo cáo hàng tháng của UBND tỉnh.
Hàng tháng, hàng quý đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đều khen ngợi, phê bình cụ thể các Sở, huyện về CĐS nói chung và 3 nền tảng chính là: DVC, Quản lý văn bản, hệ thống báo cáo kinh tế xã hội.
Năm 2021, có một huyện và năm 2022 có 2 huyện bị Thường vụ tỉnh uỷ yêu cầu kiểm điểm về công tác Cải cách hành chính và mời Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT&TT dự cùng buổi kiểm điểm của Ban thường vụ các huyện.
Và cũng có rất nhiều sự quan tâm phối hợp của các Sở, ngành, các huyện, thành phố - Vì Nam Định luôn xác định “Chuyển đổi số là của cả hệ thống chính trị”.
Tuyên truyền
Xác định hàm lượng tuyên truyền có giá trị trên 50% của thành quả CĐS. Năm 2022, chúng tôi làm 9 hội nghị và dự kiến năm 2023, chúng tôi làm 12 hội nghị. Hội nghị do Sở TT&TT chủ trì và Hội nghị do các sở, ngành chủ trì. Đến hết năm nay thì 100% các Sở đều có hội nghị CĐS của ngành mình.
Ngoài ra, từ nhiều năm trước đây, tôi thường trực tiếp tham gia đào tạo, nói chuyện về cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, về CĐS tại các lớp đào tạo hàng năm do Sở Nội Vụ, Trường Đảng tỉnh mời. Đối tượng thường là lãnh đạo Sở, phòng, lãnh đạo các xã … - những người rất quan trọng cho CĐS. Tôi cũng thường đến tận các huyện, các xã nói về CĐS.
Tuyên truyền qua Zalo (267 người nòng cốt của Tổ công nghệ số cộng đồng).
Tuyên truyền để làm bằng đơn vị bạn: Được UBND thành phố tạo điều kiện - ở một số hội nghị tôi mời đồng chí Cao Hải Thuỵ - cán bộ phụ trách lĩnh vực này đi dự và có truyền kinh nghiệm cho các huyện. Thực tế các huyện thấy rằng Thành phố làm được tại sao không làm được - đồng thời Sở TT&TT cũng nhận được rất nhiều trải nghiệm thực tế.
Tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất khi nó tạo sức ép cho xã hội cho các cơ quan và cho chính mình phải tổ chức thực hiện.
Cầm tay chỉ việc: Tất cả những công việc
Một kết quả đáng nhớ nhất, tự hào nhất của Nam Định là ngay từ năm 2017, chúng tôi hoàn thành lưu chuyển văn bản điện tử trong toàn hệ thống chính quyền và 2019 là toàn hệ thống chính trị.
Chính là do cầm tay chỉ việc đến tận từng cán bộ xã. Phối hợp với VNPT Nam Định là điển hình cho sự phối hợp thành công nhất đáng tự hào nhất và có lẽ đây cũng là thành quả đẹp nhất, khởi đầu cho công tác CĐS của nam Định. Và cũng từ đó Lãnh đạo tỉnh tin tưởng vào công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Sở TT&TT. Vị trí vai trò của ngành TT&TT được nâng lên và được đánh giá cao từ thời điểm đó.
Theo đó, các công việc khác, đặc biệt là DVCTT, chúng tôi cũng đào tạo, đào tạo đi, đào tạo lại (rất nhiều lần - cho nhiều dịch vụ, và cho sự thay đổi nhân lực làm CĐS tại các xã, phường…). Với cách làm như vậy, từ năm 2018, 2019 nên mới có kết quả như ngày hôm nay.
Đào tạo, tập huấn nhiều đến mức họ nể mà làm
Không để các đơn vị khác có điều kiện kêu khó. Không để Sở nào, ngành nào kêu khó vì:
Kỹ thuật - Tôi luôn khẳng định tại các hội nghị là Sở TT&TT sẵn sàng phục vụ 24/7 tất cả các đơn vị và cá nhân cán bộ, công chức từ năm 2015. Và thực sự như vậy – và đến tận bây giờ tôi thi thoảng vẫn nhắc lại.
Thực tiễn nếu có đơn vị nào kêu - khó lắm: Tôi soi tỉnh nào làm kết quả cao - thì nói riêng, nói chung tại hội nghị: Tại sao họ làm được mà mình lại không làm được - một tỉnh mang tiếng là đất học….
Làm được 1 thì nghĩa là làm được tất cả; 1 cán bộ làm hết công suất mà chỉ làm được 30% nghĩa là có giải pháp tăng nhân lực lên gấp 3 sẽ được 90%. (Lợi dụng sực mạnh của Doanh nghiệp (DN), tuyên truyền để người dân tự làm…)
Tôi cũng thường nói cán bộ nên hướng dẫn người dân nhiệt tình để thể hiện tình cảm của mình với người dân chứ với tốc độ này vài ba năm nữa họ làm trực tuyến hết thì muốn thể hiện tình cảm giúp đỡ họ thì cũng không có cơ hội.
TN&MT là đơn vị khó nhất - tháng 5 đã đạt 50% là 5000/10000 hồ sơ/tháng.
3 tin nhắn: SMS, email, trạng thái trên cổng DVC.
Trước đây, một số cơ quan làm xong DVC tích vào mục trả kết quả là đã xong (để báo cáo) nhưng thực tế khi người dân đến hỏi họ bảo chưa xong. Năm 2021 chúng tôi có giải pháp 3 tin nhắn giải quyết vấn đề này. Tin nhắn 1 - đã nhận đủ hồ sơ; tin nhắn 2: đã thanh toán phí, tin nhắn 3: đã trả kết quả.
Thực tế đến qua 2 năm nay, Nam Định không không cấp biên lai nhận trả kết quả bằng tay nữa.
Vừa qua, đồng chí Ngô Quang Phát - Phó Vụ trưởng Vụ CCHC - Bộ Nội vụ về thăm, kiểm tra huyện và một số xã của huyện Xuân Trường là huyện xếp thứ 10/10 năm 2022 về CCHC và CĐS, đồng chí nhận định: “Tôi đã đi 10 tỉnh, 5 tỉnh phía Bắc, 5 tỉnh phía Nam nhưng chưa đơn vị nào làm được như Nam Định” và tôi cũng báo cáo trước đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên trong cuộc họp UBND tỉnh Nam Định vừa qua là chúng ta xứng đáng với nhận định đó.
Không năng nề chỉ đạo bằng văn bản
Một ý kiến chỉ đạo, phê bình của Lãnh đạo tỉnh tại Hội nghị bằng nhiều lần nhiều các loại văn bản phê bình ngầm. Rất nhiều việc chúng tôi làm mà không cần ban hành văn bản chỉ đạo.
Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các Sở, huyện của Nam Định hăng hái trong công tác CĐS, đặc biệt là TP Nam Định: Đi đầu trong tất cả các mục của CĐS: TP Nam Định phấn đấu sẽ sớm hoàn thành chỉ tiêu mà Nam Định đã được Bộ giao tiên phong - đó là 60% DVC toàn trình người dân làm tại nhà; Tiên phòng CĐS trường học trên địa bàn toàn thành phố (Đã có 1 trường chuyển đổi thành công - Sơ kết tháng 3/2023, 12 trường đang thực hiện thí điểm và phấn đấu đến đầu năm học 2024 là tất cả 89 đơn vị).
Hợp tác cùng phát triển
Hợp tác với DN thì huy động được nhân lực của DN cho nên công việc sẽ nhanh hơn, tốt hơn - cuộc chơi vui vẻ, mọi người đều thắng lợi.
Cán bộ nhà nước thực hiện được chức trách nhiệm vụ của mình.
Đoàn kết và phát huy lòng tự trọng của cán bộ, công chức:
Cán bộ Sở TT&TT nói riêng, cán bộ làm CĐS nói chung đến nay đều thấu hiểu và nhận thấy phải làm việc mới có giá trị bản thân, nếu không làm việc thì bản thân không có giá trị, không được mọi người coi trọng và một thời điểm nào đó họ tự nhiên đứng ngoài cuộc./.