Lâm Đồng: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Vân Khánh| 12/05/2020 08:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Những năm qua, cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh thực hiện với việc ứng dụng CNTT nhằm hiện đại hóa nền hành chính hướng tới phát triển chính quyền điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm

Từ đầu năm 2020 đến nay, các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Lâm Đồng đã tập trung CCHC tại các lĩnh vực như: cải cách thể chế, sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, hiện đại hóa nền hành chính…

Theo ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, trong quý II/2020, tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm được các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai gồm: Đánh giá kết quả thực hiện CCHC năm 2019, từ đó xây dựng kế hoạch khắc phục cho các năm tiếp theo; Rà soát, kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và triển khai các nội dung về cải cách TTHC; tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC. Các đơn vị theo dõi việc áp dụng chuyển đổi tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 của cơ quan, đơn vị trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch Cuộc thi "Giới thiệu mô hình và thuyết trình ý tưởng CCHC" năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng…

Lâm Đồng: Tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính - Ảnh 1.

Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa xã Lạc Lâm (Đơn Dương, Lâm Đồng). (Ảnh: G.K)

Theo UBND tỉnh, trong quý I/2020, công tác CCHC đã được các cấp, ngành, địa phương chú trọng thực hiện; đã giải quyết 98,81% hồ sơ đúng hạn và trước hạn.

Qua công tác sắp xếp, tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, UBND tỉnh đã giao 2.540 biên chế công chức cho các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước và 27.271 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện tinh giản biên chế đợt 1 năm 2020 đối với 42 trường hợp.

Từ năm 2019, các đơn vị hành chính trong tỉnh cũng đã chủ động thay đổi, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 từ cấp tỉnh đến cấp xã, so với kế hoạch lộ trình áp dụng của tỉnh đề ra, tiến độ thực hiện ở cấp xã vượt trước 2 năm so với kế hoạch.

Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh năm 2019

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh năm 2019.

Theo đó, trong khối 20 sở, ban, ngành của tỉnh Lâm Đồng, Sở TTTT đã dẫn đầu bảng xếp hạng với 465,00 điểm, gồm chỉ số hạ tầng kỹ thuật đạt 60 điểm, nguồn nhân lực 60 điểm, ứng dụng CNTT 275 điểm và chính sách đầu tư 70 điểm.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Sở TTTT tỉnh Lâm Đồng đứng đầu bảng xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của tỉnh, trong khối các sở, ban, ngành.

Tiếp theo sau đó là Sở Tài chính với 464,23 điểm và Sở Giáo dục và Đào tạo với 462,00 điểm.

Lâm Đồng: Tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính - Ảnh 2.

Hướng dẫn người dân thực hiện TTHC tại phường 9, TP. Đà Lạt. (Ảnh: lamdong.gov.vn)

Với 452,531 điểm, TP. Đà Lạt tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của tỉnh Lâm Đồng năm 2019 trong khối các huyện và thành phố. Trong đó, hạ tầng kỹ thuật 50 điểm, nguồn nhân lực 40 điểm, ứng dụng CNTT 302,531 điểm và chính sách đầu tư 60 điểm.

Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp TP. Đà Lạt dẫn đầu tỉnh Lâm Đồng trong đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong khối các huyện, thành phố.

Với những kết quả đạt được trong năm 2019, UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, căn cứ kết quả công bố, để tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động tại cơ quan, địa phương, đơn vị mình, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CCHC, phát triển chính quyền điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
Lâm Đồng: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO