Doanh nghiệp số

Làm thế nào để gia tăng tỷ suất hoàn vốn cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng 5G?

PV 14/08/2023 09:00

Khả năng truy cập Internet và Internet tốc độ cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.

Theo báo cáo của Hiệp hội hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA) cho tới năm 2025, dự kiến khoảng 2/3 (62%) dân số trong khu vực sẽ sử dụng các dịch vụ di động và số thuê bao mới tại châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tăng lên gần 200 triệu.

Tuy nhiên, khi nguy cơ suy thoái vẫn còn ngay trước mắt và chi phí sinh hoạt ngày một lên cao, người tiêu dùng có khả năng sẽ phải cân nhắc cẩn thận hơn về số tiền họ bỏ ra cho các thiết bị và dịch vụ mạng.

Trong khi một số người lựa chọn mua gói thuê bao rẻ hơn hoặc thậm chí là hủy hẳn, một số người khác lại nâng cấp thiết bị để được sử dụng 5G và tận hưởng những lợi ích của kết nối kỹ thuật số tăng cường.

Không có gì lạ khi người tiêu dùng có thái độ đón nhận tích cực với 5G. Song song với đó thì các dịch vụ thương mại sử dụng 5G cũng ngày một gia tăng. Điều này dự kiến sẽ góp phần tạo ra thêm 400 triệu kết nối 5G trong khu vực trong 2 năm tới.

z4593835946001_e726b674ea0a51b9fda875c759d79732.jpg

Để đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ này, ngành viễn thông sẽ phải triển khai một cách chọn lọc nhiều tính năng 5G độc lập nhằm phát huy trọn vẹn những ích lợi của công nghệ 5G, bao gồm cải thiện độ trễ, duy trì tính ổn định cao và mở rộng các chức năng dịch vụ của mạng lưới Internet vạn vật (IoT).

Trên cơ sở này, các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ có thể tìm cách khai thác tối đa hiệu quả của những hạ tầng sẵn có mà vẫn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Mục tiêu cuối cùng là hạn chế nhu cầu xây mới tháp phát sóng hoặc tác động đến cấu trúc của các tháp hiện tại.

Các nhà mạng sẽ tìm đến những công nghệ có thể tối ưu hóa không gian tháp và tải trọng gió, đồng thời ghép nhiều ăng-ten cho một cột sóng. Ngoài ra, ngày càng nhiều nhà mạng sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp hạ tầng chung nhằm giảm tác động lên môi trường, cắt giảm chi phí và cải thiện hiệu quả năng lượng.

Để giải quyết các vấn đề trên đây, CommScope đã giới thiệu giả pháp Mosaic, một nền tảng ăng-ten bán chủ động cho khả năng hỗ trợ nhà mạng trong công cuộc đơn giản hóa và đẩy mạnh triển khai tháp phát sóng 5G.

Thiết kế phần cứng dạng phân hệ radio-agnostic của Mosaic giúp các nhà mạng di động phủ sóng 5G mà vẫn giữ được hạ tầng 4G có khả năng sinh lời trong nhiều năm tới. Việc bổ sung thêm chức năng 5G đòi hỏi phải bổ sung thiết bị mới ở phía trên tháp, bao gồm cả Hệ thống ăng-ten chủ động (AAS) hỗ trợ công nghệ MIMO tăng cường.

Nền tảng Mosaic của CommScope cho phép nhà mạng kết hợp giữa các chức năng ăng-ten chủ động và thụ động, từ đó giảm độ phức tạp của các thiết bị và diện tích lắp đặt phía trên tháp mà vẫn đảm bảo hiệu quả của tất cả các công nghệ.

Các lợi ích chính của nền tảng Mosaic bao gồm:

Đơn giản hóa - Mosaic rất linh hoạt, đây là hệ thống được thiết kế bởi CommScope hỗ trợ tích hợp cả ăng-ten chủ động và thụ động trong một giải pháp.

Cho phép hoạch định mạng lưới linh hoạt - Mosaic có thể được tích hợp với thiết bị phát sóng vô tuyến OEM hoặc ăng-ten chủ động.

Giảm chi phí sở hữu - Giải pháp này giúp nhà mạng tiết kiệm không gian và cột sóng, từ đó giảm bớt phí thuê, cũng có thể coi là giảm chi phí vận hành

Song song với việc nhà mạng tích cực mở rộng phạm vi phủ sóng 5G, người tiêu dùng cũng sẽ đầu tư vào các dòng điện thoại 5G. Bên cạnh tốc độ mạng di động nhanh hơn, ngành viễn thông vẫn còn nhiều phép thử cho những ứng dụng như xe tự hành, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và điện toán biên, quét siêu âm từ xa, phẫu thuật từ xa cùng nhiều ứng dụng khác.

Tuy nhiên, khả năng ứng dụng trong các dịch vụ mới này sẽ đòi hỏi mức độ tập trung cao và những đột phá mới trong kỹ thuật. Mosaic được thiết kế để giúp nhà mạng đẩy mạnh quá trình trang bị công nghệ mới, đồng thời vẫn hỗ trợ tốt cho mạng 4G hiện tại./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
Đừng bỏ lỡ
Làm thế nào để gia tăng tỷ suất hoàn vốn cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng 5G?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO