Make in Vietnam

Làm chủ công nghệ 5G cần dựa trên các thiết bị số ‘Make in Viet Nam’

Đỗ Hưng 06:33 24/03/2023

“Mạng 5G chính là một nền tảng số thuận lợi, giúp thúc đẩy đổi mới, phát triển nhiều ngành, lĩnh vực và mang lại nhiều trải nghiệm cho đối tượng người dùng...”

Điều này đã được ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT nhấn mạnh tại Diễn đàn "Chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn" diễn ra mới đây.

Đồng thời, ông Nguyễn Phong Nhã cho rằng, những giá trị, lợi ích của 5G trong sự phát triển, bùng nổ công nghệ số mạnh mẽ hiện nay thì năm 2023 sẽ là thời điểm thuận lợi, tận dụng để chuyển mình mạnh mẽ đối với dịch vụ này ở nhiều nước, trong đó có tại Việt Nam.

Năm 2023 là thời điểm thuận lợi để dịch vụ 5G phát triển

Cụ thể về những quan điểm này, ông Nguyễn Phong Nhã cho biết hiện tại, dịch vụ 5G tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạng lưới (từ 2020) và bước đầu có ghi nhận những kết quả tích cực về: Giá trị kinh doanh, giải trí, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, năng lượng, nông nghiệp, thành phố thông minh… so với 2G, 3G, 4G từng tạo ra.

Do đó, cơ quan quản lý cũng như các nhà mạng và nhà cung cấp giải pháp cần quan tâm, hợp tác mạnh mẽ để xác định các ứng dụng tiềm năng cùng với các mô hình kinh doanh trên cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng 5G cho giai đoạn đầu và dài hạn của quá trình phát triển 5G

“Đặc biệt, trước đây khi triển khai các mạng di động chỉ là nói đến vùng phủ, tốc độ tải xuống/tải lên (download, upload)... nhưng thử nghiệm 5G của các nhà mạng lần này không đơn giản, các nhà mạng phải thử nghiệm về tổ chức mạng lưới, đi theo mô hình NSA - tức là dựa trên mạng 4G hiện hữu hay SA là triển khai mạng 5G hoàn toàn độc lập”, ông Nguyễn Phong Nhã cho biết.

screenshot-119-(1).png
Ông Nguyễn Phong Nhã: Việt Nam hướng đến làm chủ công nghệ 5G thông qua việc đẩy mạnh sử dụng các thiết bị số ‘Make in Vietnam’.

Cho biết thực trạng đối với việc triển khai dịch vụ 5G tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Phong Nhã, chúng ta vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạng lưới; dịch vụ của các doanh nghiệp (DN) (Viettel, VNPT, Mobifone) đang thử nghiệm ở các góc độ khác nhau tại hơn 40 tỉnh, thành phố, thông qua các băng tần số khác nhau (băng tần trung, băng tần mmWave, thử nghiệm mô hình SA/NSA, thử nghiệm kỹ thuật, thương mại dịch vụ 5G).

Trong quá trình triển khai thử nghiệm này, một thực tế cho thấy các yêu cầu về dùng chung hạ tầng, dùng chung mạng lưới, tần số... vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, tối ưu, do đó các cấp quản lý, hiệp hội, DN cần phối hợp tích cực, nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ứng dụng tích hợp 5G để thúc đẩy hiệu quả việc khai thác mạng, làm chủ công nghệ 5G thông qua việc đẩy mạnh sử dụng các thiết bị số ‘Make in Viet Nam’.

Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số toàn diện, do đó trách nhiệm đặt lên vai các nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp thúc đẩy dịch vụ 5G rất lớn. Để làm tốt, thúc đẩy dịch vụ này cần bám sát vào nhu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực trọng điểm, khi thành công có thể nhân rộng sang các ngành, lĩnh vực khác.

Hệ sinh thái 5G không phải chỉ có mạng di động 5G mà còn liên quan đến nhiều công nghệ khác nhau như Internet vạn vật (IoT),  đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI),… do đó nếu mỗi DN đi theo cách riêng của mình, kết quả sẽ tạo ra một số lượng lớn các ứng dụng khác nhau, không thể hình thành lợi thế theo quy mô kinh doanh và không thể giảm chi phí R&D.

“Trong thời gian tới, chúng ta cần chung tay xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác mạnh mẽ giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái 5G (nhà mạng viễn thông, nhà cung cấp giải pháp và nhà sản xuất thiết bị) để nhanh chóng giải quyết nhu cầu của người dân và DN”, Nguyễn Phong Nhã nhấn mạnh.

Ở quan điểm đánh giá về hiệu quả dịch vụ 5G đối với các nước phát triển (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha….), ông Nguyễn Phong Nhã cho biết, năm 2022 đã ghi dấu về tốc độ phát triển nhanh mạnh, tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là kết quả về sự kỳ vọng đạt được, bởi chưa có nước nào đạt được vùng phủ sóng 5G tuyệt đối cho toàn bộ dân số.

Cũng trên quan điểm ghi nhận về những tích cực 5G tạo ra, ông Nguyễn Phong Nhã nói thêm, ở các nước phát triển nêu trên, 5G đang được lựa chọn giúp truy nhập vô tuyến mở (Open Ran) và công nghệ này đã giúp giảm 30% chi phí đầu tư nên nâng cao năng lực cạnh tranh. “Về lâu dài, năm 2023 sẽ là thời điểm thuận lợi, điểm mốc để dịch vụ này phát triển mạnh mẽ”, ông Nguyễn Phong Nhã nhận định.

5G đang là một ưu tiên, quan trọng để thúc đẩy sự phát triển

Ở quan điểm khác khi nói về các giá trị, lợi ích mà 5G sẽ tạo ra, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào đánh giá, những năm qua Việt Nam đã phát triển, đạt được nhiều thành tự nổi bật về mọi mặt, trong đó có cả lĩnh vực công nghệ ICT.

Đặc biệt, Việt Nam đã phát triển lĩnh vực viễn thông, mạng Internet lên tầm cao mới. Lần lượt thành công được tạo ra, ghi nhận thông qua các dịch vụ công nghệ di động 2G, 3G, 4G. Và tất cả các dịch vụ này đã kết nối mọi người dân Việt Nam không chỉ trong nước mà còn rộng hơn ở tầm quốc tế.

screenshot-117-(1).png
Ông Denis Brunetti,cho rằng việc sử dụng 5G đang là một ưu tiên, quan trọng để thúc đẩy sự phát triển

Kế thừa những tích cực này, những năm qua, Việt Nam đã thử nghiệm, phát triển các dịch vụ 5G, và điều này càng minh chứng những quyết tâm của Việt Nam đang vươn xa đạt mục tiêu trở thành tâm điểm của Châu Á đối với lĩnh vực viễn thông.

Lợi ích từ 5G luôn là rất lớn, và khi làm tốt sẽ góp phần giúp Việt Nam phát triển bao trùm, mạnh, bền vững. Hơn nữa, 5G sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với các dịch vụ 2G, 3G, 4G và có thể nhanh hơn gấp 10 lần về sự kết nối.

“5G sẽ kết nối nhanh giữa con người và Internet; máy móc và sự tự động thông minh để tăng năng suất... Tất cả tăng mọi hiệu quả nhiều hơn thông qua các kết nối không dây và đẩy mạnh năng suất trong việc sản xuất, phát triển xã hội”, ông Denis Brunetti phân tích.

Cũng theo ông Denis Brunetti, để Việt Nam sớm tạo ra nền kinh tế số thì việc sử dụng 5G đang là sự lựa chọn ưu tiên, quan trọng để thúc đẩy sự phát triển. Và 5G cũng sẽ trở thành công cụ số giúp đối các ngành công nghiệp về năng lượng được tái tạo, xanh, bền vững.

Nêu quan điểm về giải pháp phát triển, ông Denis Brunetti cho rằng, để tạo ra nền kinh tế số, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các nền tảng hạ tầng số, chuyển dịch hạ tầng vật lý truyền thống sang các hạ tầng số và đảm bảo có dữ liệu và công nghệ ICT.

Đặc biệt, khi 5G được triển khai toàn diện sẽ góp phần thú đẩy, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo môi trường xanh, an toàn và đây cũng chính là một tiêu chí trong mục tiêu, tiến trình phát triển toàn diện của Việt Nam trong tương lai”, ông Denis Brunetti nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Làm chủ công nghệ 5G cần dựa trên các thiết bị số ‘Make in Viet Nam’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO