Truyền thông

Lạng Sơn: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030

Đỗ Thêu 01/07/2024 15:25

Với nhiều tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tỉnh Lạng Sơn đề ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện hoá mục tiêu tới năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, vào năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tận dụng tiềm năng, thế mạnh sẵn có

Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trong hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Với hệ thống di tích lịch sử dày đặc, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc (trong đó nhiều di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được UNESCO công nhận và ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), cùng phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số, Lạng Sơn có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch văn hoá, tâm linh.

Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng được thiên nhiên ưu đãi khi có nhiều danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái hang động, sông hồ đa dạng, khí hậu mát mẻ, hài hoà. Nhiều địa danh nổi tiếng đối với du khách trong và ngoài nước như, núi Nàng Tô Thị, Mẫu Sơn hay dòng sông Kỳ Cùng (độc đáo chảy từ Đông sang Tây và ngược về phía Bắc)…đây là nền tảng vững chắc để Lạng Sơn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch.

anh-3.1.jpg
Khu du lịch Mẫu Sơn, điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Để tạo sức bật cho du lịch phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. So với nhiều tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi.

Cụ thể, Lạng Sơn là đầu mối tuyến quốc lộ 1A, nơi bắt nguồn của con đường 4B ra Trà Cổ, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đường 4A lên Pắc Bó (Cao Bằng), đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B tới Na Rì (Bắc Kạn), đồng thời có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu. Không những vậy, Lạng Sơn còn có 2 cửa khẩu quốc tế và 9 cửa khẩu phụ rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hoá và phát triển dịch vụ du lịch.

Ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc

anh-3.2.jpg
Lạng Sơn phấn đấu tới năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương.

Để đạt mục tiêu tới năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, vào năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Lạng Sơn đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể.

Điển hình, tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2030, xây dựng các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về du lịch. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch. Hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý du lịch, tăng cường công tác thanh kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm về lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân lực du lịch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như: Du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, lễ hội; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch biên giới cửa khẩu kết hợp mua sắm; du lịch cộng đồng. Phát triển sản phẩm đi đôi với tái đầu tư, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Tập trung huy động các nguồn lực tham gia đầu tư hạ tầng du lịch một cách đồng bộ, kết nối phát triển hệ thống các trung tâm, khu, điểm, tuyến du lịch. Từng bước hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án Quần thể khu du lịch sinh thái như: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Emer Hill (thành phố Lạng Sơn), Khu du lịch sinh thái danh thắng Thác Bản Khiếng (huyện Lộc Bình) và các điểm du lịch, các khu du lịch sinh thái, cộng đồng trên địa bàn các huyện, thành phố.

Và cuối cùng, Lạng Sơn tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực và trong cả nước. Chú trọng hợp tác quốc tế về phát triển du lịch.

Trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu đã đề ra, mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam triển khai Chương trình hợp tác quảng bá du lịch Lạng Sơn trên nền tảng số năm 2024.

Chương trình xoay quanh các nội dung chính như: Truyền thông, quảng bá du lịch Lạng Sơn trên các website và mạng xã hội của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Hỗ trợ xây dựng video quảng bá du lịch Lạng Sơn. Tập huấn chuyển đổi số trong hoạt động du lịch và hướng dẫn sử dụng phần mềm nhận gửi báo cáo thống kê du lịch theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, triển khai các nền tảng số của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Việc ký kết hợp tác với Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam thể hiện khát vọng của tỉnh Lạng Sơn trong việc thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, đồng bộ, hội nhập mạnh mẽ vào hệ sinh thái các nền tảng số ở tầm quốc gia.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vô địch cuộc thi bảo mật triệu đô, Viettel Cyber Security tìm kiếm chiến thắng lớn hơn
    Các thiết bị lưu trữ hình ảnh, dữ liệu nhạy cảm như điện thoại di động, camera an ninh không an toàn như nhiều người vẫn nghĩ, như đã được chứng minh qua 9 lỗ hổng zero-day mà Viettel Cyber Security (VCS) tìm ra tại Pwn2Own 2024. Và mục tiêu dài hạn của VCS là làm thế nào để những sản phẩm này an toàn hơn cho người dùng.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
Đừng bỏ lỡ
Lạng Sơn: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO