Chuyển động ICT

Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông

Ngọc Diệp 21/12/2024 06:45

Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.

screen-shot-2024-12-20-at-15.14.24.png

Thời gian mất kết nối Internet ở châu Á tăng 70% trong giai đoạn 2021 - 2023

Tại nhiều quốc gia châu Á, điện thoại thông minh và kết nối di động là phương tiện truy cập Internet duy nhất của nhiều người, thay cho máy tính và mạng cố định. Do đó, việc cắt mạng Internet ngay lập tức tác động đến cuộc sống của người dân khi hầu hết các dịch vụ thanh toán di động không được thực hiện.

Theo dữ liệu từ một nhóm theo dõi việc cắt mạng Internet, thời gian mất kết nối Internet ở châu Á đã tăng 70% trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 15.000 giờ không có dịch vụ Internet.

Vào đêm ngày 18/7/2024, quyền truy cập Internet ở Bangladesh đã bị chặn hoàn toàn sau sự cố ngắt dữ liệu di động vào đầu ngày hôm đó. Sự cố xảy ra khi các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu chống lại chính phủ của Thủ tướng Sheikh Hasina khi đó, người đã từ chức và chạy trốn khỏi đất nước vào tháng sau.

Zunaid Ahmed Palak, khi đó là Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông, cho biết sự gián đoạn dịch vụ này là do những người biểu tình đốt cháy một trung tâm dữ liệu quốc gia ở Dhaka. Nhưng "đó là một lời nói dối", Mahadi Ahmed, Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý viễn thông Bangladesh, nói với Nikkei Asia.

"Cá nhân tôi đã chỉ thị cho các nhà mạng di động ở Bangladesh ngừng dịch vụ Internet. Tổng giám đốc của tôi đã nhận được cuộc gọi từ ông Palak vào ngày 18/7, yêu cầu cắt mạng Internet", ông Mahadi Ahmed cho biết.

Các chỉ thị về hạn chế truy cập Internet gây áp lực không chỉ lên các nhà cung cấp dịch vụ địa phương mà còn lên các nhà khai thác quốc tế. Trong trường hợp của Bangladesh, bao gồm cả nhà mạng Telenor của Na Uy và Veon có trụ sở tại Amsterdam. Các yêu cầu cắt mạng Internet hoặc hạn chế truy cập dịch vụ ở Pakistan, Myanmar và các khu vực khác ở châu Á cũng đã đặt các nhà mạng đa quốc gia vào tình thế bấp bênh.

Theo Telenor, công ty đã nhận được 9 yêu cầu đóng cắt mạng tại Bangladesh và 70 yêu cầu tại Pakistan vào năm 2023. Công ty đã tuân thủ 100% các yêu cầu tại Bangladesh và 84% tại Pakistan.

Dưới góc độ kinh doanh, việc cắt mạng Internet có nghĩa là mất doanh thu từ khách hàng. Chris Silberberg, Giám đốc nghiên cứu tại công ty tư vấn công nghệ IDC, cho biết" "Mô hình kinh doanh viễn thông bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các lệnh cấm là thị trường trả trước", điển hình ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi khách hàng trả tiền dựa trên lượng dữ liệu họ sử dụng.

Theo dữ liệu của Top10VPN, trang web chuyên theo dõi dữ liệu Internet có trụ sở tại London, châu Á là một trong những khu vực bị gián đoạn nhiều nhất về mặt truy cập Internet. Tổng số giờ cắt mạng trong khu vực lên tới 30.478 giờ vào năm 2023, tăng từ 25.676 giờ vào năm 2022 và 17.869 giờ vào năm 2021.

screen-shot-2024-12-20-at-15.14.41.png

Nghiên cứu của Top10VPN cho thấy Myanmar là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực vào năm 2023, tiếp theo là Ấn Độ, Azerbaijan và Pakistan. Theo nghiên cứu của Access Now, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ quyền kỹ thuật số của cộng đồng, tại khu vực châu Á, việc cắt mạng Internet xảy ra nhiều nhất ở Ấn Độ, tiếp theo là Myanmar và Pakistan.

"Việc cắt mạng trên toàn quốc là mối quan tâm lớn ở Bangladesh và Myanmar", Takashi Okabe, Chủ tịch kiêm giám đốc đại diện của Control Risks Japan cho biết. Tại Ấn Độ, việc cắt mạng chủ yếu diễn ra ở cấp địa phương và diễn ra trong thời gian diễn ra các cuộc bầu cử, nhằm ngăn chặn gian lận trong các kỳ thi và vì những lý do khác, Okabe cho biết.

Theo Wai Phyo Myint, nhà phân tích chính sách tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Access Now, việc cắt Internet ở Myanmar chủ yếu xảy ra thông qua các lệnh quân sự được ban hành cho các công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Những thiệt hại lớn từ cắt mạng Internet

Việc cắt Internet trên phạm vi toàn quốc ở Bangladesh vào tháng 7 đã cho thấy vai trò thiết yếu của việc truy cập Internet đối với người dân. Truy cập thông tin trong thời kỳ khủng hoảng và bất ổn chính trị đã trở thành là vấn đề sinh tử. Đây cũng là sinh kế và nguồn thu nhập của nhiều người. Việc cắt Internet cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.

Ridwanul Alam, một nhân viên bảo hiểm ở Dhaka, đã trải qua 2 ngày không có điện vì anh không có cách nào để thanh toán hóa đơn điện khi dịch vụ Internet bị cắt.

Đầu tiên, Alam đã thử dịch vụ tài chính di động bKash, nhưng nó không hoạt động nếu không có Internet. Sau đó, anh đã thử rút tiền mặt từ các máy ATM trong khu phố của mình, nhưng không có máy nào hoạt động.

Có lẽ lĩnh vực CNTT là bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc cắt Internet. "Thiệt hại về mặt danh tiếng đối với lĩnh vực ước tính lên tới hàng tỷ đô la", Russell T. Ahmed, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Bangladesh (BASIS) cho biết vào thời điểm đó. Theo đó, hàng trăm công ty và hàng nghìn người làm việc tự do không thể hoàn thành dự án đúng hạn, và trong lĩnh vực CNTT, việc đáp ứng thời hạn là rất quan trọng đối với khách hàng.

Không chỉ tại châu Á, trong nhiều năm, chính phủ các nước trên thế giới đã chỉ trích mạng xã hội "tiếp tay" cho việc truyền bá thông tin sai sự thật và kích động bạo lực. Năm 2023, chính phủ Senegal, một quốc gia ở Tây Phi, đã áp đặt lệnh cấm TikTok trên tất cả nhà mạng, tiếp sau đó là lệnh cắt toàn bộ Internet trên thiết bị di động.

Trước đó, chính phủ Ethiopia đã hạn chế quyền truy cập vào một số trang web và Internet trong nhiều năm do những bất ổn trong nước. Đêm trước cuộc bầu cử tổng thống của Uganda năm 2021, Internet đã bị chặn. Iran từng dựng hàng rào lửa vào các trang web khi giá nhiên liệu tăng vọt năm 2019.

Bên cạnh những tác động đến nền kinh tế, các động thái của quân đội Myanmar cũng dẫn tới nhiều rủi ro. Nhà mạng Telenor vào năm 2021 đã tuyên bố rút khỏi thị trường Myanmar. Trong khi các công ty Nhật Bản là Sumitomo và KDDI, thông qua liên doanh KDDI Summit Global Myanmar (KSGM), mặc dù vẫn ở lại nhưng cũng gặp nhiều khó khăn./.

Theo asia.nikkei, bloomberg
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM - Nhìn từ thành công của Singapore trên góc độ công nghệ và kỹ thuật
    Việt Nam đang có tham vọng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Đà Nẵng thành các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
    Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO