Diễn đàn

Hàn Quốc và câu chuyện về tự do Internet

Ngọc Diệp 05/12/2024 17:17

Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành nhiều quy định pháp lý nhằm siết chặt quản lý hoạt động trên mạng Internet.

noi-dung-internet30824.png

Theo bảng xếp hạng các quốc gia có tốc độ Internet di động nhanh nhất thế giới, dựa trên tốc độ tải xuống trung bình trên thiết bị di động được đo bằng megabit mỗi giây vừa được công bố trong báo cáo (Digital Progress and Trends Report 2023) Hàn Quốc xếp hạng thứ 3 trong danh sách. Dữ liệu này dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Trong khi đó, số liệu từ Trung tâm Thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) cho thấy, tại Hàn Quốc, tỷ lệ truy cập Internet hộ gia đình là 100%, có nghĩa là mọi hộ gia đình ở Hàn Quốc đều có thể truy cập các nguồn lực và cơ hội có sẵn trên Internet.

Trong khi đó, theo "Báo cáo triển vọng kinh tế kỹ thuật số năm 2024” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố, cơ sở hạ tầng số của Hàn Quốc được đánh giá là tốt nhất thế giới. Theo đó, tính đến năm 2023, cơ sở hạ tầng 5G của Hàn Quốc được xếp hạng 1 trong số nền kinh tế, bao gồm cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Hàn Quốc cũng xếp thứ 2 về số lượng người dùng 5G.

Mặc dù là một trong những quốc gia có kết nối Internet tốt nhất thế giới, Hàn Quốc duy trì mức độ quản lý và kiểm duyệt nội dung trực tuyến chặt chẽ, nhằm đảm bảo lợi ích công cộng và an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân.

Xét trên phạm vi quốc tế và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc không được xếp hạng cao về quyền tự do Internet. Mặc dù quốc gia này có tốc độ kết nối Internet rất nhanh với tỷ lệ thâm nhập Internet cao, nhưng Hàn Quốc thắt chặt kiểm soát các nội dung trên Internet.

Trên thực tế, Hàn Quốc có thể là quốc gia đầu tiên chính thức thông qua đạo luật kiểm duyệt Internet với việc ban hành Đạo luật Kinh doanh Viễn thông vào năm 1995. Hiện nay, Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc (KCSC) chịu trách nhiệm về việc quản lý các phương tiện truyền thông, bao gồm cả Internet. KCSC có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chặn bất kỳ nội dung nào không phù hợp hoặc có hại, và rất ít trường hợp phản đối nếu quyết định gỡ bỏ nội dung đã được cơ quan quản lý đưa ra.

Chính sách kiểm duyệt nội dung Internet của Hàn Quốc

Chính sách kiểm duyệt nội dung trên Internet được Hàn Quốc kiểm soát rất chặt chẽ, từ đơn giản là chặn quyền truy cập hoặc gỡ bỏ nội dung, đến áp dụng phạt tiền hoặc thậm chí là các biện pháp trừng phạt pháp lý khác.

Theo đó, bất kỳ nội dung nào mà coi là có hại cho xã hội hoặc có tính chất lật đổ đều bị gỡ xuống và số lượng ngày trang web bị báo cáo vi phạm chương trình kiểm duyệt của chính phủ trong những năm qua liên tục tăng. Theo dữ liệu từ Statista, tính đến quý 3 năm 2024, đã có hơn 234.000 yêu cầu từ KCSC về việc chặn các trang, trong đó gần 70.000 yêu cầu là do vi phạm các quy định về khiêu dâm và mại dâm, 58.880 yêu cầu liên quan tới tội phạm tình dục kỹ thuật số.

Luật pháp Hàn Quốc hiện nay vẫn quy định hành vi phát tán nội dung khiêu dâm là bất hợp pháp. Luật chống phòng chat thứ N được áp dụng tại nước này từ tháng 12/2021 để tăng cường trừng phạt tội phạm tình dục kỹ thuật số và buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet thuộc sở hữu của Hàn Quốc phải giám sát nền tảng của họ, ngăn chặn phân phối nội dung bất hợp pháp.

Tuy nhiên, việc tội phạm khai thác các nền tảng ở nước ngoài như Telegram và Discord hay các phương tiện truyền thông xã hội khiến việc kiểm duyệt và quản lý gặp nhiều khó khăn. Nhà chức trách cho hay khó bắt được thủ phạm hơn nếu họ lưu trữ tài liệu trong hệ thống điện toán đám mây thay vì máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, đồng thời khó xin lệnh khám xét hệ thống trực tuyến hơn.

Vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Do đó, các phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành nơi phát tán và đăng tải các nội dung bất hợp pháp, ý kiến ​​bị hạn chế và các bình luận có hại. Gần đây, hình ảnh deepfake khiêu dâm do AI tạo ra - tạo video với gương mặt và giọng nói giống hệt một người thật nhắm vào các phụ nữ trẻ - đang trở thành một vấn nạn gây hoang mang dư luận tại Hàn Quốc, khiến nhiều phụ nữ nước này lo ngại, cẩn trọng tháo gỡ hình ảnh cá nhân của mình xuống khỏi các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram.

screen-shot-2024-12-05-at-15.45.49.png

Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, tổng cộng có 434 trường hợp là nạn nhân của tội phạm khiêu dâm bằng công nghệ deepfake gây ra ảnh hưởng đến học sinh và giáo viên được báo cáo từ các trường học trong năm nay. Từ ngày 1/1 đến ngày 25/8, số nạn nhân bị rơi vào các vụ việc chia sẻ hình ảnh khiêu dâm bằng deepfake yêu cầu sự giúp đỡ từ cơ quan nhà nước đã lên tới 781 người, trong đó có tới 288 người (tương đương 36,9%), là trẻ vị thành niên.

Mặc dù, trong các trường hợp đó, chính phủ Hàn Quốc và các cơ quan chức năng đã nhanh chóng nhanh chóng để gỡ bỏ chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hình ảnh/video đã bị gỡ nhưng vẫn được lan truyền trên mạng. Điều đó cho thấy việc xóa bỏ tội phạm tình dục kỹ thuật số khó khăn như thế nào.

Mặt khác, việc trao đổi trong các phòng trò chuyện trên Internet rất khó theo dõi và giám sát và có thể vi phạm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.

Mới đây nhất, Nội các Hàn Quốc đã thông qua một dự luật mới yêu cầu hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các tội phạm tình dục kỹ thuật số sử dụng công nghệ deepfake. Theo dự luật sửa đổi, những đối tượng sở hữu, mua, lưu trữ hoặc xem các tài liệu khiêu dâm sử dụng công nghệ deepfake và các video giả mạo khác có thể nhận mức án 3 năm tù giam hoặc phạt tiền lên tới 30 triệu won (22.500 USD). Ngoài ra, hình phạt đối với những đối tượng sản xuất và phân phối các tài liệu khiêu dâm deepfake là tối đa 7 năm tù giam, so với mức tối đa 5 năm theo luật hiện hành.

Trong trường hợp các đối tượng sử dụng công nghệ deepfake nhằm mục đích kiếm lời sẽ nhận án phạt tù tối thiểu 3 năm. Mức phạt tù đối với những đối tượng có hành vi sử dụng các tài liệu deepfake về tình dục để tống tiền là tối thiểu 1 năm.

Bên cạnh đó, KCSC cũng đã tăng cường hợp tác với các đối tác nền tảng nước ngoài nhằm ngăn chặn phổ biến các nội dung xấu độc trên mạng xã hội. Danh sách này hiện gồm 12 nền tảng, trong đó có Google, YouTube, Facebook, Instagram và mới đây là Telegram (ngày 2/12). Nhờ đó, KCSC có thể yêu cầu các nền tảng này nhanh chóng ứng phó với nội dung xấu, độc như bóc lột tình dục và thông tin về ma túy./.

Theo statista, The Korea Herald
Copy Link
Bài liên quan
  • Quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
    Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT, các quy định về quản lý tài nguyên Internet tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP là hành lang pháp lý hiệu quả để hiện thực hóa nhiều mục tiêu, trong đó thiết lập môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động, dịch vụ trên Internet để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Đừng bỏ lỡ
Hàn Quốc và câu chuyện về tự do Internet
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO