Liên minh Châu Âu và Pháp tài trợ dự án phòng chống lũ lụt tại thành phố Điện Biên thông qua AFD

Trần Đình Hoạch| 05/11/2021 09:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-5 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã ký kết hai Thỏa ước tài trợ cho dự án tăng cường khả năng phòng chống lũ lụt của thành phố Điện Biên Phủ, Việt Nam.

Dự án được tài trợ bởi một khoản vay trị giá 24,65 triệu euro của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 1,5 triệu euro từ quỹ Quỹ Quản lý nước và tài nguyên (WARM) của Liên minh Châu Âu.

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có mưa lớn và ngập lụt. Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố lịch sử và du lịch tại vùng Tây Bắc của Việt Nam thường xuyên bị ngập lụt do lũ trên sông Nậm Rốm. AFD và Liên minh Châu Âu, thông qua Quỹ WARM, sẽ hỗ trợ thành phố 150.000 dân này giải quyết vấn đề ngập lụt và tăng cường khả năng chống chịu thông qua một dự án mới với một khoản vay trị giá 24,65 triệu euro cho các hạng mục cơ sở hạ tầng và một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 1,5 triệu euro dành cho hỗ trợ kỹ thuật.

Liên minh Châu Âu và Pháp tài trợ dự án phòng chống lũ lụt tại thành phố Điện Biên thông qua AFD - Ảnh 1.

Đất đá sạt lở vào 1 nhà dân ở huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) do mưa lũ.

Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2022 tới 2026 nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Điện Biên, đặc biệt là ứng phó với lũ sông Nậm Rốm. Dự án sẽ góp phần giảm sạt lở bờ sông và ngập lụt đô thị, cũng như cải thiện điều kiện sống của người dân ven sông Nậm Rốm.

Để đạt được mục đích này, dự án sẽ hỗ trợ xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi dọc sông Nậm Rốm (cải tạo kè sông, đập dâng). Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ thành phố Điện Biên Phủ ứng dụng giải pháp kỹ thuật thuận theo tự nhiên với các giải pháp công trình thân thiện với môi trường và các công trình đa chức năng nhằm tăng khả năng trữ lũ trên sông tại những thời điểm lũ dâng cao.

Nhân dịp các thỏa ước tài trợ được ký kết, ông Hervé Conan, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng được ký kết Thỏa thuận tài trợ cho Dự án này,  khẳng định khả năng của AFD trong việc hỗ trợ cải thiện khả năng chống chịu của các tỉnh dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phù hợp với chiến lược đầu tư của Việt Nam cũng như các cam kết mới đây của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị COP26 và cam kết quốc tế của Pháp".

Còn ông Giorgio Aliberti , Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, cho biết : "Liên minh Châu Âu rất vui mừng về việc ký kết hai Thỏa ước tài trợ này. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng, thúc đẩy hơn nữa các khoản đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo khả năng chống chịu cho sự phát triển của Việt Nam. Quỹ WARM sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bẩy cho việc huy động các khoản đầu tư mới. Sáng kiến này hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên toàn cầu của EU và mục tiêu của Thỏa thuận Xanh - Green Deal - của EU, đồng thời giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu ".

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết : "Dự án đánh dấu mối quan hệ lịch sử và hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Pháp và Việt Nam. Với hỗ trợ từ Liên minh Châu Âu và AFD, tỉnh Điện Biên sẽ từng bước hiện thực hóa định hướng phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, để đạt các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực quản lý, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu".

Cùng với việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sẽ được triển khai trong khuôn khổ dự án bằng một khoản tài trợ của EU thông qua Quỹ WARM. Hỗ trợ này nhằm mục đích tăng cường năng lực của các tác nhân địa phương trong việc thực hiện dự án và quản lý rủi ro đa thiên tai.

Dự án cũng sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương các công cụ hỗ trợ việc đưa ra quyết định tốt hơn trong quản lý rủi ro lũ lụt thông qua phân tích dữ liệu thủy văn và xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực cho hệ thống sông Nậm Rốm.

Thông tin về Quỹ WARM

Quỹ Quản lý nước và Tài nguyên hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư chiến lược, bao gồm cơ sở hạ tầng cứng và mềm trong lĩnh vực quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên để ứng phó với những thách thức mà các địa phương phải đối mặt như lũ lụt và xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, kinh nghiệm thu được thông qua các dự án này sẽ đóng góp vào việc đối thoại chính sách chiến lược về khí hậu, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong khuôn khổ thỏa thuận, EU ủy thác khoản viện trợ không hoàn trị giá 20 triệu euro cho AFD quản lý. Cùng với chính quyền cấp trung ương và địa phương tại Việt Nam, AFD sẽ huy động Quỹ WARM để chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư được đồng tài trợ bởi các khoản vay của AFD và các nguồn lực của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2029 với tổng số tiền ước tính là 200 triệu euro. Thông tin về AFD

Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) thực hiện chính sách hỗ trợ của Pháp trong lĩnh vực phát triển và đoàn kết quốc tế. Thông qua việc tài trợ cho khu vực công và các tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu và xuất bản (Éditions AFD), đào tạo về phát triển bền vững (Campus AFD) và nâng cao nhận thức ở Pháp, AFD tài trợ, hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hướng tới một thế giới công bằng hơn và có sức chống chịu tốt hơn.

AFD xây dựng và chia sẻ các giải pháp với các đối tác của mình và cho người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Các cán bộ của AFD đã thực hiện hơn 4.000 dự án tại các cơ quan và vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đang gặp khủng hoảng - khí hậu, đa dạng sinh học, hòa bình, bình đẳng giới, giáo dục và y tế. Bằng cách này, AFD đóng góp vào cam kết của Pháp và người dân Pháp trong việc hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững.Vì một thế giới chung.

AFD hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris do Việt Nam là nước có nguy cơ đối mặt với rủi ro cao về thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Hoạt động của chúng tôi tập trung vào chuyển dịch năng lượng và nâng cao khả năng chống chịu của các thành phố và địa phương tại Việt Nam. Kể từ năm 1992, AFD đã phê duyệt 100 dự án với tổng giá trị tài trợ là 2,3 tỷ euro.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thúc đẩy hợp tác thông tin và truyền thông với các nước Trung Đông
    Từ ngày 28 - 31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến ba nước Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Ả-rập Xê-út và Qatar, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp tại các nước này, đặt nền móng cho việc mở rộng các chương trình hợp tác với khu vực này.
  • Tại sao bộ phận CNTT cần nâng cấp trải nghiệm nhân viên số?
    Có rất nhiều lợi ích khi cải thiện trải nghiệm nhân viên kỹ thuật số (DEX) và đây là lĩnh vực mà các nhà lãnh đạo rất lạc quan. Tuy nhiên, có sự khác biệt khi nói đến ứng dụng thực tế trong bộ phận công nghệ thông tin.
  • "Không gian mới" và một số vấn đề đặt ra cho ngành xuất bản
    Cách mạng công nghệ (CMCN) lần thứ tư tạo ra chuyển đổi số, tạo ra một không gian mới là không gian mạng (KGM). Trong ngành xuất bản tự nhiên xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp mới, chủ yếu là doanh nghiệp công nghệ số, chưa từng làm xuất bản nhưng lại có sản phẩm thay thế xuất bản. Chủ yếu là ở trên không gian mới - KGM.
  • Các cuộc tấn công ngầm trong truyền thông kỹ thuật số
    Trong thế giới trực tuyến của chúng ta, chúng ta đang phải đối mặt với một mối đe dọa mạng mới vừa lén lút vừa nguy hiểm: các cuộc tấn công ngầm.
  • Tạo "hệ sinh thái" KOL trẻ vì cộng đồng
    Sau hành trình của Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam năm 2018, vượt ra ngoài khuôn khổ trận đấu, mỗi cầu thủ sau khi trở về đều trở thành niềm tự hào của quê hương, đồng thời truyền cảm hứng, nối ước mơ cho thế hệ trẻ. Cùng công thức ấy, liệu có thể áp dụng cho lĩnh vực chính trị-xã hội?
Đừng bỏ lỡ
Liên minh Châu Âu và Pháp tài trợ dự án phòng chống lũ lụt tại thành phố Điện Biên thông qua AFD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO