Mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC): Ngân hàng vừa làm vừa run

Hà Tâm| 09/12/2020 15:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương thức điện tử (hiệu lực từ ngày 5/3/2021) mở ra cơ hội cung cấp dịch vụ số, khai thác tệp khách hàng mới cho ngân hàng.

Mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC): Ngân hàng vừa làm vừa run - Ảnh 1.

Việc áp dụng eKYC đang làm dấy lên lo ngại về tài khoản rác, tài khoản giả mạo và nguy cơ lộ thông tin khách hàng.

Công nghệ và máy móc phát hiện gian lận tốt hơn

Sau thời gian dài các ngân hàng thương mại đề nghị và mong ngóng, cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN. Theo đó, các quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC), vốn được ví như chìa khóa mở cánh cửa cung cấp dịch vụ số cho các ngân hàng, đã được bổ sung.

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank khẳng định, đây là thông tư rất quan trọng, là điều kiện để các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng số cho khách hàng.

Quả thực, chỉ trong 4 tháng qua kể từ khi được NHNN “bật đèn xanh”, hơn chục ngân hàng đã đồng loạt chạy đua triển khai eKYC và kết quả đạt được rất tốt khi lượng khách hàng mở mới tài khoản trên kênh này tăng vọt. Tuy nhiên, việc áp dụng eKYC đang làm dấy lên nỗi lo ngại về tài khoản rác, tài khoản giả mạo và nguy cơ lộ thông tin khách hàng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho rằng, quá trình triển khai eKYC tại ngân hàng này cho thấy, việc xác thực danh tính khách hàng bằng máy móc thậm chí còn an toàn hơn là xác thực trực tiếp tại quầy. Với giao dịch trực tiếp tại quầy, việc phát hiện chứng minh thư giả mạo phụ thuộc vào khả năng của giao dịch viên, song nếu thực hiện eKYC, ngân hàng sẽ có nhiều công nghệ để kiểm tra (như LiveBank có thể nhận diện tới 128 thông số của khách hàng trong vòng 3 giây quét khuôn mặt), nên độ chính xác cao hơn rất nhiều.

“Tại TPBank, thông qua eKYC, chúng tôi phát hiện có trường hợp khách hàng sử dụng tới 9 chứng minh thư nhân dân khác nhau để đăng ký”, ông Hưng cho biết.

Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) khẳng định, với các chứng minh thư giả, một giao dịch viên ngân hàng không thể làm tốt hơn máy móc. “Triển khai eKYC, chúng ta được hai thứ. Đó là ngân hàng lưu lại được toàn bộ sinh trắc học của người mở. Ngoài ra, nếu mở tài khoản trực tiếp tại quầy, vẫn có khả năng một người mở được hai tài khoản khác nhau với hai tên khác nhau (bằng chứng minh thư giả), nhưng với eKYC, điều này không thể làm được, vì máy móc hoàn toàn nhận diện được khuôn mặt”, ông Dũng lý giải.

Ngân hàng vẫn phải tự xoay xở dữ liệu

Dù khẳng định máy móc làm tốt hơn con người trong việc nhận diện thông tin giả mạo, song lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết, hiện nay, cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng còn rời rạc, chất lượng chưa cao, nên việc triển khai eKYC đến đâu tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của các ngân hàng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho hay, do Bộ Công an chưa ban hành cơ sở dữ liệu chung về dân cư, về căn cước công dân, nên các ngân hàng phải tự xoay xở nguồn dữ liệu bằng các nguồn khác nhau như: Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), điện lực, thuế, bảo hiểm xã hội… Tuy nhiên, cũng chưa thể đảm bảo là mọi thông tin khách hàng khai từ các nguồn này đều chính xác.

“Tôi cho rằng, với chất lượng dữ liệu khách hàng hiện nay, việc tài khoản ảo, tài khoản rác thông qua eKYC dù không nhiều, song vẫn sẽ có trường hợp lọt lưới. Với ngành ngân hàng, trong cả triệu trường hợp, chỉ cần vài trường hợp như vậy là đã làm mất uy tín của cả ngân hàng, nên phải rất thận trọng”, vị lãnh đạo này cho hay.

Về vấn đề này, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho rằng, bên cạnh áp dụng công nghệ để xác thực điện tử và mở tài khoản từ xa, thì việc hậu kiểm để phát hiện gian lận cũng là điều vô cùng quan trọng.

Thực tế, Thông tư 16/2020/TT-NHNN của NHNN đã đưa ra một số “chốt chặn” để quản lý rủi ro. Ngoài yêu cầu phải hậu kiểm, NHNN còn bắt buộc các ngân hàng thương mại khi triển khai eKYC phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu về mặt công nghệ. Bên cạnh đó, phải xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro, phải lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán…

NHNN cũng đặt hạn mức giao dịch qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).

Tuy nhiên, những rủi ro khi áp dụng eKYC với ngân hàng vẫn còn khá lớn. Một bất cập khác là thông tin định danh khách hàng điện tử của các ngân hàng không liên kết với nhau, dẫn tới khó phát hiện gian lận và lãng phí nguồn lực. Thực tế, tại các quốc gia phát triển của châu Âu, khách hàng thực hiện eKYC ở một ngân hàng, thì thông tin dữ liệu sẽ được cập nhập trên hệ thống quốc gia và có thể thực hiện giao dịch tại bất kỳ ngân hàng nào.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, tình trạng trên không chỉ gây lãng phí, tốn kém, mà còn có thể khiến làm tăng tài khoản rác, tài khoản không hoạt động.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hưng cho rằng, dù ngân hàng sau khi mở tài khoản bằng eKYC đều thực hiện hậu kiểm bởi bộ phận liên quan đến rủi ro vận hành, rủi ro kênh số hóa và các phần mềm phòng chống rửa tiền để “lọc” các gian lận, song nếu Bộ Công an xây dựng xong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân, thì việc triển khai eKYC với các ngân hàng sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Trước mắt, ông Phạm Tiến Dũng khuyến cáo, những ngân hàng chưa có công nghệ đáp ứng quản trị rủi ro, gian lận thì chưa nên triển khai eKYC.

Bộ Công an đang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu đề án này được ban hành, sẽ rất thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xác định thông tin cá nhân, không chỉ để eKYC, mà còn để đánh giá, xếp hạng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhất là dịch vụ tín dụng với khách hàng. Các ngân hàng đang rất nỗ lực đầu tư cho bảo mật, song người dân cũng phải quan tâm bảo mật thông tin cá nhân của mình, tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng, chiếm đoạt tài sản.

- Ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Samsung Networks giải bài toán khó
    Doanh số bán hàng mảng kinh doanh mạng của Samsung đang giảm tốc so với Ericsson và Nokia.
  • Hệ sinh thái Viettel 5G2B gỡ "nút thắt" của sản xuất thông minh
    Máy móc vận hành tự động, robot xuất hiện ở mọi công đoạn để giảm sức người, hoạt động sản suất được giám sát toàn trình… và tất cả được kết nối trên nền tảng một mạng 5G riêng chính là viễn cảnh sản xuất thông minh mà 5G2B của Viettel đã hiện thực hoá.
  • Kiosk y tế thông minh giúp người dân dễ dàng đăng ký khám chữa bệnh
    Hệ thống Kiosk y tế thông minh giúp người dân có thể tự đăng ký khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, các y, bác sĩ có thể chủ động tiếp nhận thông tin, theo dõi lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân thuận tiện hơn.
  • Để mọi người dân có thể sử dụng trợ lý ảo khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
    Ứng dụng trợ lý ảo để hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến là một xu hướng đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành. Tại Việt Nam, một số địa phương cũng đã và đang tiến đến dùng chatbot, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao.
  • Đưa tiếng nói và kinh nghiệm của trẻ em vào các thảo luận về an toàn trực tuyến
    Một trong những giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường Internet là đưa tiếng nói và kinh nghiệm của trẻ em vào các cuộc thảo luận về an toàn trực tuyến, cũng như cung cấp cho các em một nền tảng để các em tự mình thể hiện những việc cần làm trên không gian mạng.
  • Tăng tốc chuyển đổi số với hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel
    Hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel mang đến sự đột phá về khả năng tự động hóa, tạo ra sự thay đổi toàn diện trong vận hành ở 7 lĩnh vực trọng điểm như sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục, năng lượng và thành phố thông minh.
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Hà Nội lần thứ IV diễn ra thành công, tốt đẹp
    Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
  • Giải pháp để nâng cao năng lực báo chí viết về kinh tế
    Để nâng cao năng lực báo chí viết về kinh tế cần tăng cường hoạt động nghiên cứu để xây dựng hệ giá trị, mô hình đào tạo và phát triển đội ngũ nhà báo viết về kinh tế; xây dựng bộ chỉ số đo năng lực các cơ quan báo chí về chủ đề kinh tế; thúc đẩy song song các hoạt động nghiên cứu - đào tạo - bồi dưỡng...
  • FPT Shop ‘bùng nổ’ ưu đãi Black Friday dành riêng cho SIM FPT
    Từ nay đến hết ngày 30/11, FPT Shop triển khai chương trình ưu đãi Black Friday dành riêng cho SIM FPT với hàng loạt gói cước siêu hấp dẫn, giúp bạn thỏa sức lướt mạng, xem phim, kết nối mọi lúc mọi nơi với chi phí tiết kiệm nhất.
Mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC): Ngân hàng vừa làm vừa run
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO