Chuyển động ICT

MobiFone trúng đấu giá lại khối băng tần C3 cho 5G

Hoàng Linh 15:57 09/07/2024

MobiFone đã trúng đấu giá lại khối băng tần C3 (3800 - 3900 MHz) cho 5G sau vòng đấu giá diễn ra chiều ngày 9/7/2024.

z5616654135222_edcd80b227b0faeede1d186af6737fff.jpg
Toàn cảnh buổi đấu giá lại khối băng tần C3.

Chiều ngày 9/7/2024, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3800-3900 MHz (khối băng tần C3).

Dự buổi đấu giá, có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; đại diện một số đơn vị liên quan thuộc Bộ như: Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục An toàn thông tin, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ…

Phát biểu khai mạc buổi đấu giá, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, việc tổ chức cuộc đấu giá lại quyền sử dụng tần số đối với băng tần 3800-3900 MHz (khối băng tần C3) là bước đi quan trọng nhằm đưa băng tần vào khai thác một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu có từ 3 - 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động băng rộng 5G.

5f1b20132bce8990d0df.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: Việc hoàn thành cuộc đấu giá băng tần lần này góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, việc hoàn thành cuộc đấu giá băng tần lần này còn có ý nghĩa to lớn, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tháng 3/2024, Bộ TT&TT đã tổ chức thành công cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số cho khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz). “Sự thành công này là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Bộ TT&TT và sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp. Khi đấu giá lần đầu với 3 khối băng tần được đưa ra đấu giá mà chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia thì đấu giá được 2 khối băng tần là rất thành công”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Trước khi tổ chức đấu giá, tổng số băng tần IMT đã cấp cho doanh nghiệp là 340 MHz, đứng thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Qua đợt đấu giá quý I năm 2024 đã bổ sung thêm 200 MHz (khối B1 và C2), nâng tổng số băng tần đã cấp lên 540 MHz, đứng thứ 6/10 nước.

Thứ trưởng cho biết việc tổ chức đấu giá lại khối băng tần C3 để bổ sung 100 MHz, nếu thành công, sẽ nâng tổng lượng băng tần đã cấp lên 640 MHz, đứng thứ 4/10 nước Đông Nam Á; kế hoạch tiếp theo là Quý 4 tiếp tục đấu 2x30 MHz băng tần 700 MHz, nếu thành công sẽ nâng tổng lượng băng tần đã cấp lên 700 MHz, đứng thứ 3/10 nước Đông Nam Á.

Hiện nay, công nghệ 5G đã phát triển chín muồi, thiết bị đã trở lên phổ biến và giá thành hạ so với giai đoạn 2-3 năm trước, các nhà mạng tại Việt Nam đã sẵn sàng cho việc thương mại hóa 5G.

Chính vì vậy, Thứ trưởng khẳng định: “Tại thời điểm này việc hoàn thành cuộc đấu giá băng tần số trung bình để triển khai thương mại hóa 5G mang một ý nghĩa to lớn về thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.

Tại buổi đấu giá, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, đấu giá viên Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt, điều hành cuộc đấu giá đã phổ biến các quy định và giải đáp, hướng dẫn thực hiện việc đấu giá.

Theo kết quả từ công bố từ vòng đấu, Tổng công ty viễn thông MobiFone đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3800-3900 MHz (khối băng tần C3).

Hiện Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt đang hoàn thiện các thủ tục để bàn giao hồ sơ cuộc đấu giá cho Bộ TT&TT phê duyệt và công bố theo quy định./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
MobiFone trúng đấu giá lại khối băng tần C3 cho 5G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO