Ngày 14/01, Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - quốc gia đã có các thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 703-733MHz và 758-788MHz.
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) - Bộ TT&TT thông tin đến báo chí về việc đấu giá khối băng tần C3 cho 5G và băng tần 700MHz để đẩy nhanh phủ sóng 4G tại các vùng sâu, biên giới hải đảo.
Theo Bộ TT&TT, việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) đối với khối băng tần C2 (3.700MHz - 3.800MHz), sau 17 vòng đấu.
Chiều ngày 08/3/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) đối với khối băng tần B1 (2500MHz - 2600MHz). Có 03 doanh nghiệp (DN) đăng ký và tham gia đấu giá.
Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia, đơn vị thực hiện cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) (Tổ chức đấu giá tài sản) vừa có các thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số VTĐ với các khối băng tần B1 (2500-2600 MHz); C2 (3700 - 3800 MHz) và C3 (3800 - 3900 MHz).
Ngày 17/01/2024 Bộ trưởng Bộ TT&TT đã phê duyệt Quyết định số 47/QĐ-BTTTT về Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) đối với băng tần 2500 - 2600 MHz và băng tần 3700 - 3900 MHz cho hệ thống thông tin di động (TTDĐ) mặt đất theo tiêu chuẩn IMT.
Hội thảo ASEAN lần thứ 4 về công nghệ 5G đã diễn ra với sự tham gia tích cực của các quốc gia với mong muốn thúc đẩy kết nối, đổi mới công nghệ, và nâng cao sự thịnh vượng kinh tế chung.
Ngày 23/11/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BTTTT quy hoạch băng tần 3560-4000 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), sau khi đấu giá băng tần 2600Mhz vào tháng 12/2023, Bộ sẽ sớm tiến hành đấu giá băng tần 3700 Mhz cho mạng 5G cũng như “dọn dẹp, giải phóng” các băng tần khác.
Băng tần C (3400-4200 MHz) là băng tần sử dụng phổ biến cho hệ thống vệ tinh từ nhiều năm trước. Trước nhu cầu tìm kiếm băng tần mới cho thông tin di động 5G (IMT-2020), Hội nghị vô tuyến thế giới (WRC) năm 2015 tại Geneva-Thụy Sĩ đã thảo luận tìm kiếm băng tần mới cho thông tin di động thế hệ mới 5G.
Wi-Fi trở thành truy cập không dây mặc định trong nhà, văn phòng, trường học và nhiều không gian công cộng để người dùng trải nghiệm Internet và kết nối băng thông rộng.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thảo luận, thông qua với tỉ lệ nhất trí cao tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thể hiện sự tập trung cao nhất việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về xây dựng, phát triển đất nước.