Mỹ “đoạt” ngôi vị siêu máy tính từ tay Nhật Bản

04/11/2015 07:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Với 1,57 triệu bộ vi xử lí và có tốc độ xử lí 16.32 triệu tỉ phép tính/giây, cỗ máy Sequoia của IBM đã trở thành siêu máy tính (supercomputer) mạnh nhất thế giới

Siêu máy tính Sequoia của IBM tại Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore (Mỹ).

Mỹ đã đánh mất danh hiệu siêu máy tính về tay máy tính Thiên Hà 1A của Trung Quốc vào tháng 11/2010 nhưng sau đó không lâu, cỗ máy uy lực của đất nước lớn nhất thế giới bị đối thủ K Computer của Nhật Bản vượt mặt.

K Computer được lắp đặt tại Viện Khoa học Tính toán (AICS) RIKEN tại Kobe (Nhật Bản), chạy với hiệu năng trên 10 triệu tỉ phép tính/giây. Tốc độ này nhanh gấp 3 lần so với đối thủ Trung Quốc và cho tốc độ xử lí nhanh hơn 50 triệu chiếc laptop cộng lại. K Computer sử dụng tới 88.128 bộ vi xử lí máy tính và có tới 864 giá đỡ.

Sau gần 2 năm đánh mất danh hiệu danh giá, hôm qua, cỗ máy Sequoia của IBM được lắp đặt tại Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore đã vinh danh trở thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới, vượt qua đối thủ K Computer do Fujitsu phát triển. Sequoia được xây dựng từ tháng 2/2009 dành cho Ủy ban an ninh hạt nhân của Mỹ.

Các kĩ sư đang lắp đặt hệ thống siêu máy tính

Sequoia chỉ mất 1 giờ để thực hiện một phép tính mà đáng lẽ cần đến 6,7 tỉ người tính toán bằng tay trong 320 năm làm việc không ngừng nghỉ. Sequoia đạt tốc độ xử lí nhanh hơn 1,55 lần so với máy tính K Computer và sử dụng 1,57 triệu bộ vi xử lí. Siêu máy tính của IBM cũng đạt hiệu năng tiết kiệm năng lượng hơn đối thủ.

Theo bảng xếp hạng mới của Top500 supercomputer, K Computer lùi về vị trí thứ 2, trong khi đó, siêu máy tính Thiên Hà 1A của Trung Quốc đứng thứ 5 trên thế giới.

Mai Anh

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Giáo dục Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số: Thực trạng, thách thức và giải pháp đột phá
    Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục đã đạt được những thành tựu nổi bật, như tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học gần như tuyệt đối và việc duy trì sự tham gia của học sinh ở các cấp học cao hơn. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên công nghệ số, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu cấp bách về đổi mới để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi số (CĐS).
  • DeepSeek đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại châu Âu
    DeepSeek, chatbot AI mới nổi đến từ Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tại châu Âu, chỉ sau một thời gian ngắn gây sốt giới công nghệ.
  • Lì xì “số”: xu hướng của Tết Nguyên đán thời đại số
    Lì xì đầu năm mới là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á. Nó tượng trưng cho những lời chúc dành cho con trẻ và tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với người lớn tuổi trong gia đình. Trong thời đại số, lì xì “số” đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia.
  • Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025
    Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS) tháng 1/2025, thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
  • Mỹ lo ngại bị "sao chép" công nghệ AI: DeepSeek có vi phạm sở hữu trí tuệ?
    Mỹ đang lo ngại mô hình DeepSeek có thể đã hưởng lợi từ một phương pháp được cho là “sao chép” những tiến bộ của các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, được gọi là "distillation" (tạm dịch: chiết xuất).
Đừng bỏ lỡ
Mỹ “đoạt” ngôi vị siêu máy tính từ tay Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO