Năm 2023 sẽ là năm Dữ liệu số quốc gia

PV| 04/11/2022 14:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã thẳng thắn, nghiêm túc, trách nhiệm trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về các vấn đề phát triển của Ngành.

Thẳng thắn, nghiêm túc, tâm huyết, trách nhiệm, khi không chỉ nêu ra các thành tựu, kết quả nỗ lực đạt được của Bộ TT&TT trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã tich cực lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu quốc hội (ĐBQH) phản ánh một phần những tồn tại, hạn chế, những nhức nhối của xã hội, những vấn đề mới phát sinh hiện nay… coi đó là những vấn đề tạo động lực để thúc đẩy phát triển ngành bền vững.

Đó là những ghi nhận và một phần quan điểm xuyên suốt của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn đại ĐBQH sáng nay 4/11.Trước khi trả lời các câu hỏi chất vấn, tranh luận của các ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cảm ơn Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước quan tâm theo dõi, đóng góp ý kiến để giúp cho toàn ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Giải quyết tồn tại, coi đó là trách nhiệm, tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, phần lớn cuộc sống và hầu hết các vấn đề của con người đã dần chuyển sang môi trường số. Đảng và Nhà nước cũng đã xác định chuyển đổi số (CĐS) là một phương thức phát triển mới giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

"Tuy nhiên, thể chế số, quản lý số, văn hóa số, nhân lực số, công dân số, thực thi số và ngân sách số vẫn đang theo sau. Do đó, nếu chúng ta không nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này thì đất nước không chỉ không tận dụng được cơ hội của CĐS mà còn phải đối diện với các nguy cơ to lớn của sự chuyển đổi này", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ TT&TT nhìn thấy rõ hơn, toàn cảnh hơn về ngành, về vấn đề, những tồn tại, hạn chế, trách nhiệm của Bộ cũng như hé mở những giải pháp mới, cách làm mới, cách tiếp cận mới để tất cả chúng ta chung tay làm trong lĩnh vực TT&TT phát triển bền vững, góp phần cho một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Năm 2023 các vấn đề báo hóa trang tin, tạp chí sẽ được giải quyết căn cơ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, không né tránh hạn chế, tồn tại, cần quyết tâm biến nó thành động lực để phát triển ngành lớn mạnh.

Nêu ra các vấn đề của ngành hiện nay, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến việc xử lý tin giả, chấn chỉnh tình trạng "báo hóa" trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn cho biết, hiện nay, Bộ TT&TT đã hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để định nghĩa rõ các hành vi, quy định rõ quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế để lực lượng công an xử lý.

Bộ TT&TT đã công khai các đầu số điện thoại (cụ thể là 156), các trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về vi phạm. Đặc biệt, từ năm 2020, Bộ đã tiến hành ứng dụng CNTT để rà quét, ngăn chặn khoảng 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo và nếu không ngăn chặn những trang này sẽ có khoảng 3,1 triệu người truy cập vào và xác suất bị lừa đảo là rất lớn.

Hơn nữa, Bộ TT&TT đã ban hành các Nghị định quy định rõ các hành vi, trách nhiệm của các bên liên quan, đồng thời tham mưu cho Chính phủ xem xét cân nhắc đưa mức xử phạt lên mức răn đe ít nhất trung bình so với các nước trong khu vực.

Việc báo hóa tạp chí, trang thông tin đã có văn bản hướng dẫn nhận diện để toàn dân cùng giám sát, thay vì chỉ 1 mình Bộ TT&TT. Trong số 650 tạp chí, những tạp chí có dấu hiệu mà Bộ TT&TT phát hiện là 30. Số này không lớn. Về trang tin khoảng 2.000 trang, có dấu hiệu báo hóa cũng khoảng tầm 30.

"Đảng, Nhà nước cũng chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý, tiến hành xử phạt, nhắc nhở, yêu cầu đối với nhiều cơ quan để đảm bảo từng bước giải quyết vấn đề này. Bộ TT&TT có niềm tin vào năm 2023 thì vấn đề báo hóa trang tin, tạp chí sẽ được giải quyết căn cơ", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cần ứng dụng, cài đặt, sử dụng 52 nền tảng số của Việt Nam để đẩy nhanh CĐS

Đến với các câu hỏi chất vấn, có nhiều vấn đề, nội dung được các ĐBQH nêu ra, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, ĐBQH tỉnh Phú Yên nêu, đâu là giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn, phòng, chống thông tin xấu độc trên nền tảng xã hội, nhất là các nội dung thông tin ảo trên môi trường mạng về đúng đời thực…

Năm 2023 các vấn đề báo hóa trang tin, tạp chí sẽ được giải quyết căn cơ - Ảnh 2.

ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa nêu câu hỏi đâu là giải pháp để các nội dung thông tin ảo trên môi trường mạng về đúng đời thực…

Trả lời cho câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng giải pháp bền vững chính là cần thực hiện, vận hành hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trong đó có giám sát an ninh thông tin, trong đó có thông tin xấu độc, thông tin sai thì sẽ có rà quét và chủ động gỡ thông tin để góp phần làm cho nó sạch.

Đặc biệt, đối với các thông tin ảo, trên môi trương mạng cần gắn với việc ai quản lý cái gì trong đời thực thì nên quản lý cái đấy trên không gian mạng (vì như: Đối với lĩnh vực công thương quản lý về hàng hóa, văn hóa quản lý về thuần phong mỹ tục…)

Cần chạy một nền tảng đào tạo kỹ năng số cơ bản cho người dùng, vì không gian mạng là của mọi người, do đó cần gắn liên trách nhiệm làm cho không gian lành mạnh.

"Có cơ quan chủ lực là Bộ TT&TT, Bộ Công an nhưng phải có toàn hệ thống chính trị nữa thì chúng ta mới có thể làm. Còn việc làm sạch thì vẫn phải làm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Trước câu hỏi về việc cần những giải pháp nào để xây dựng nền tảng số để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam từ đại biểu Lý Văn Huấn, ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết chúng ta cần bám sát chiến lược CĐS quốc gia, đồng thời ứng dụng các giải pháp, nền tảng số để tạo đột phá cho nhiệm vụ CĐS của Việt Nam. Cụ thể, chúng ta cần ứng dụng, cài đặt, sử dụng 52 nền tảng số của Việt Nam, đồng thời, cần xây dựng thêm các cơ chế, chính sách từ nhà nước, doanh nghiệp (DN) để thu hút nguồn nhân lực, nhân tài chất lượng cao…

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lâm Thành về chương trình máy tính cho em, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, chương trình 1 triệu máy tính cho em thì có 600.000 máy tính bảng cho em là nguồn lực xã hội hóa. Hiện nay là 500.000 máy tính bằng nguồn lực xã hội hóa.

"Chúng ta cũng đã tổ chức đánh giá hiệu quả của các máy tính đưa đến các em. Bộ TT&TT đang làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thống nhất thời điểm đưa chính thức chương trình học trực tuyến trong lúc không còn COVID-19", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về vấn đề sóng vùng lõm, Bộ trưởng cho biết, Bộ TT&TT đặt kế hoạch trong đến hết năm 2022 hoặc đến Quý 1/2023 để giải quyết. Tuy nhiên, để phát hiện những điểm lõm về sóng phải do chính quyền địa phương báo cáo về Bộ từ đó Bộ tổng hợp và chỉ đạo thực hiện và hiện nay có Quỹ để phủ sóng vùng lõm.

Ở khía cạnh khác khi hỏi về việc liệu Bộ TT&TT có chậm đấu giá tần số vô tuyến điện (VTĐ) hay không của đại biểu Nguyễn Thành Lâm, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT đã hoàn thiện cơ sở pháp lý cho đấu giá là theo Nghị định số 88/2021/NĐ-CP ngày 01/10/2021 quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số VTĐ, đấu giá, cấp phép, chuyện nhượng quyền sử dụng tần số VTĐ để thực hiện các tiến trình đấu giá tần số cho 4G và sắp tới sẽ là tần số 5G. 

Bộ trưởng cũng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trong việc chậm triển khai đấu giá tần số. Hiện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để sớm tổ chức đấu giá và dự kiến là đầu năm 2023…

Đối với vấn đề xử lý SIM rác hiện nay, đại biểu Phạm Văn Hoà, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng vẫn còn tình trạng chưa xử lý triệt để, vậy đây là giải pháp? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để giải quyết triệt để cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư (CSDL). Chỉ khi có CSDL về dân cư sẽ giải quyết vấn đề SIM rác triệt để.

"Bộ TT&TT đã thanh tra toàn diện và nhắc nhở cụ thể xem xét trách nhiệm của từng đơn vị DN viễn thông. Những biện pháp rất mạnh mẽ. Khi CSDL dân cư quốc gia ra đời thì đang đối soát nhưng đến bước này lại nảy sinh SIM chính chủ. Bộ nhận trách nhiệm về vấn đề này và tiếp tục có những giải pháp để làm tốt hơn", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn đối với câu hỏi của ĐBQH tỉnh Sơn La Đinh Công Sỹ về đào tạo nhân lực thông tin và CĐS trong đó có hạ tầng ICT cho ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hạ tầng viễn thông cho bà con vùng sâu vùng xa có thể dùng điện thoại, Internet để theo dõi tin tức, học tập đã đáp ứng được. Hiện nay, cáp quang đã được đưa đến 93% cấp thôn bản (gần 100.000 thôn, bản). Việt Nam là một trong số ít các nước có tỷ lệ cao như vậy. Việt Nam nằm trong top 20 nước trên thế giới có giá cước Internet thấp, trung bình 1 người dân Việt Nam trả 55.000 đồng/tháng (2,6 USD) cho Internet.

Bên cạnh đó, các DN công nghệ số Việt Nam có thể đáp ứng được, đáp ứng tốt và giá thì rẻ hơn nước ngoài. Chúng ta có các DN số còn làm cho cả Nhật, Mỹ thì không vì lẽ gì không làm cho Việt Nam. "Do đó, cần đặt ra nhiều bài toán để các DN công nghệ số phát triển mạnh hơn nữa…", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Năm 2023 sẽ là năm Dữ liệu số quốc gia

Trước khi đến với câu hỏi về việc có hay không tình trạng trạng cát cứ thông tin, dữ liệu trong các cơ quan nhà nước, đại biểu Nguyễn Hữu Thông, ĐBQH tỉnh Bình Thuận nêu, hiện nay vẫn phản ánh việc người dân bị "khủng bố" qua điện thoại, trong đó có cả tin nhắn, thậm chí điện thoại trực tiếp để đòi nợ thuê hoặc quảng cáo… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, vậy đâu là giải pháp để chấm dứt tình trạng trên trong thời gian tới?

Trả lời cho câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thực trạng có có tâm lý khi xây dựng xong CSDL nhưng chưa yên tâm về việc cơ sở đó có chính xác hay không. Vì vậy, có sự đắn đo trong việc có nên mang CSDL này ra cho mọi người dùng được hay chưa.

Theo Bộ trưởng, cũng có sự đắn đo trong việc CSDL thì lớn, có thể cho rất nhiều cơ quan, hệ thống thông tin kết nối vào. Nhưng nếu như hệ thống đó không đảm bảo an toàn thông tin thì nó sẽ lây sang CSDL thì sao? Nếu như vậy mà mất dữ liệu thì lại phải chịu trách nhiệm.

"Tất nhiên, cũng có câu chuyện tâm lý dữ liệu là tài nguyên, tài sản và nếu mình biết nhiều thì mình có quyền lực. Nếu nhiều người biết, thì quyền lực của mình nhỏ đi. Câu chuyện đó là có thật", Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay, 8 CSDL đã kết nối thì không có chuyện cát cứ và hoạt động rất hiệu quả. Từ 8 CSDL đã kết nối này để chúng ta có kinh nghiệm mở rộng.

Do đó, người đứng đầu Bộ TT&TT cho biết, năm 2023 sẽ là năm dữ liệu số quốc gia Việt Nam. Trong thời gian năm này, Bộ TT&TT sẽ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương công khai dữ liệu của Bộ ngành, địa phương mình.

Về 'khủng bố' qua điện thoại Bộ trưởng cho biết, năm 2022 có khoảng 30.000 thông tin phản ánh đến Bộ hoặc qua các công ty viễn thông về vấn đề này, trong đó có 88% phản ánh liên quan đến số điện thoại hoặc tin nhắn rác.

Để xử lý vấn đề trên, Bộ TT&TT đã công bố số điện thoại để người dân có thể nhắn tin, gọi điện phản ánh những cuộc gọi rác. Từ đó, Bộ sẽ chỉ đạo nhà mạng xử lý hoặc chuyển sang Bộ Công an.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn cho biết cũng cho biết, phải áp dụng công nghệ để xử lý các cuộc gọi rác. Đặc biệt, giải pháp quan trọng nhất là công nghệ. Đối tượng dùng công nghệ thì chúng ta cũng phải dùng công nghệ.

"Hiện nay, Bộ đã chỉ đạo các nhà mạng chung ta phát triển công nghệ phát hiện, xử lý cuộc gọi rác", Bộ trưởng nói và cho biết, mỗi tháng hiện nay chặn khoảng 30 - 40.000 số điện thoại phát tán thông tin rác", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Bên cạnh những câu hỏi nêu trên còn rất nhiều các câu hỏi khác của các đại biểu dành cho Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Và ở từng câu hỏi, người đứng đầu ngành TT&TT đều hướng đến những giá trị trọng tâm, tất cả vì mục tiêu phát triển ngành TT&TT ngày bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa là cầu nối, hỗ trợ cho các đơn vị thúc đẩy nhiệm vụ, sự nghiệp CĐS quốc gia Việt Nam ngày một vững mạnh, hùng cường./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam - Khẳng định thương hiệu quốc gia
    Trên hành trình dài của mình, thương hiệu Bưu điện Việt Nam (BĐVN) khẳng định vai trò là một doanh nghiệp (DN) phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bưu chính, trở thành biểu tượng tin cậy của khách hàng, người dân và xã hội và được sự công nhận của Chính phủ và chính quyền các cấp.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Đừng bỏ lỡ
Năm 2023 sẽ là năm Dữ liệu số quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO