Nền tảng xây dựng thành phố tương lai

04/11/2015 07:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Những thách thức về biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, biến động về nhân khẩu học, đô thị hóa và khan hiếm tài nguyên cũng đồng nghĩa với việc các thành phố lớn của thế giới cần phải thích ứng để tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21. Đối với các nhà lãnh đạo của các thành phố đang phát triển, mục tiêu hạ thấp mức độ bức xạ có hại đến môi trường trong khi vẫn nâng cao được tiêu chuẩn sống và sự thành công về mặt kinh tế đã đặt ra một thách thức lớn.

Thành phố thông minh kết nối

Những thách thức về biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, biến động về nhân khẩu học, đô thị hóa và khan hiếm tài nguyên cũng đồng nghĩa với việc các thành phố lớn của thế giới cần phải thích ứng để tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21. Đối với các nhà lãnh đạo của các thành phố đang phát triển, mục tiêu hạ thấp mức độ bức xạ có hại đến môi trường trong khi vẫn nâng cao được tiêu chuẩn sống và sự thành công về mặt kinh tế đã đặt ra một thách thức lớn.

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) giúp chuyển đổi các trung tâm đô thị luôn đói năng lượng trở thành các “thành phố thông minh” có mức độ phát thải khí nhà kính thấp trong tương lai. Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Arup cho thấy một sự gia tăng hướng tới “thành phố thông minh” trong quản lý đô thị và có thể đảm bảo khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên. Bà Mrinalini Ingram, Giám đốc cấp cao về Chiến lược và Phát triển, Các giải pháp về Cộng đồng Thông minhKết nối (S CC), Cisco toàn cầu cho biết: “Chúng tôi đã nhìn thấy những lợi ích nổi bật về kết nối cộng đồng các hệ thống mạng có thể mang đến cho các thành phố và công đồng cư dân trong việc phát triển bền vữngkinh tế, xã hội và môi trường.”

Nn tảng các dịch vụ đô thị S CCgiúp chuyển đổi các cộng đồng vật lý trở thành các cộng đồng được kết nối và đạt được tính bền vững trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở hệ thống ICT như là một nền tảng mở, tích hợp, một hệ sinh thái đối tác to lớn cùng với các mô hình kinh doanh sáng tạo để thay đổi phương thức theo đó các cộng đồng được thiết kế, xây dựng, quản lý và phát triển. Giải pháp “Cộng đồng Thông minh Kết nối” của Cisco sử dụng năng lực mạng thông minh để kết nối cùng một lúc con người, dịch vụ, các tài sản công và thông tin vào trong cùng một giải pháp đơn lan rộng. Giải pháp này cho thấy lối suy nghĩ mới về cách thức thiết kế, xây dựng, quản lý cũng như đổi mới cộng đồng với mục tiêu đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Thành viên của các S CCsẽ được tiếp cận với thông tin và dịch vụ làm phong phú thêm cuộc sống của họ, với các giải pháp cho gia đình, trường học, giao thông và nhiều tiện ích khác.

Hướng tiếp cận S CCcủa Viêt Nam

Mô hình kinh tế hành vi Gallup cho xã hội
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của đô thị tại Việt Nam đang tạo ra những thách thức lớn trong quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết: “Theo dự đoán, đến năm 2040, tốc độ phát triển đô thị tại Việt Nam sẽ đạt mốc 50%, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2020 và 10 lần so với hiện nay, theo đó sẽ có thêm khoảng 20 triệu người Việt Nam chuyển đến sống tại các thành phố. Đây là một thách thức lớn nhưng cũng mở ra cơ hội quý giá cho Việt Nam trong việc xây dựng các thành phố phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường theo đúng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.”

Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển các khu đô thị thông minh còn là khái niệm mới, bởi lẽ ở những nơi này còn nhiều bất cập như: hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu nhà ở, ùn tắc giao thông, ngập lụt trong đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị lộn xộn, yếu kém trong công tác quản lý, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường... đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của các đô thị. Tiến sỹ - Kiến trúc sư Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, cho rằng:Một trong những xu hướng tiếp cận mô hình phát triển bền vững đô thị Việt Nam trong tương lai của nền kinh tế tri thức là áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác xây dựng, quản lý và phát triển đô thị. Cách tiếp cận này nhằm hướng tới đô thị hiện đại hơn, thông minh và thân thiện với môi trường phát triển bền vững”.

Để làm được điều đó, trước hết phải tập trung giải quyết hai vấn đề chính, đó là: chia sẻ hạ tầng viễn thông và quy hoạch hạ tầng ICT. Phải “chia sẻ” thì mới “kết nối” được. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng, đảo bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị. Mặt khác, khi quy hoạch xây dựng đô thị hay khu dân cư, phải có quy hoạch kỹ thuật viễn thông thụ động để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư, tạo thuận lợi thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, để cung cấp các dịch vụ viễn thông. Việc lắp đặt thùng thư công cộng, hộp thư tập trung ở khu đông dân cư, chung cư, nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng…tạo thuận lợi cho giao dịch bưu chính cùng với nhiều tiện ích khác.Những vấn đề này đang được Bộ TT&TT gấp rút triển khai. Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Internet và công nghệ thông tin đã thay đổi phương thức sống và làm việc của tất cả chúng ta trong 20 năm qua. Đẩy mạnh việc tích hợpCNTTvào lĩnh vựcxây dựng trong quá trình đô thị hóasẽ mang lại nhiều hơn nữa những giá trị và tính bền vững cho những người dân sống tại các thành phố.”

Khi thành phố được kết nối với một hệ thống thông tin mở, việc điều hành các thành phố sẽ hiệu quả hơn. Có thể lượng hóa được kết quả này trong các vấn đề giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu,nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm, hỗ trợ các cộng đồng và biến các thành phố trở thành nơi hấp dẫn hơn để sống và làm việc.

Muốn có một thành phố thông minh thì đầu tiên phải có những “căn hộ thông minh”, “tòa nhà thông minh” và “khu đô thị thông minh”…Hạ tầng ICT có vai trò quan trọng bậc nhất trong những hệ thống quản lý thông minh này. Kết nối vật lý toàn bộ hạ tầng ICT thành một thể thống nhất là lượng công việc khổng lồ, chỉ trong một tòa nhà thông minh cũng có hàng nghìn node mạng.Với kinh nghiệm gần 10 năm phát triển và cung cấp giải pháp cơ sở hạ tầng mạng thông minh cho các tòa nhà, ông Đặng Thạch Quân, Giám đốc Công ty Phân phối Công nghệ Quang Dũng (QD.TEK) cho biết: Ngày càng có nhiều tổ chức, DN chú trọng đầu tư bài bản cho hệ thống mạng truyền thông ở các tòa nhà. Nhiều công trình tầm vóc của Việt Nam như: tòa nhà trụ sở Bộ Tài chính, trụ sở Bộ Thông tin Truyền thông, Công viên phần mềm Quang Trung, trụ sở ngân hàng Sacombank, trụ sở ngân hàng Đông Á, trụ sở Tập đoàn Sông Đà…đã triển khai ứng dụng quản lý thông minh. Dự án Tòa nhà trụ sở Sông Đà với 10.000 đường truyền cáp Cat 6 băng thông 1 Gigabit và 350 kênh truyền dẫn cáp quang 10 Gigabit. Đặc biệt, dự án tòa nhà trụ sở EVN với hơn 14.000 nút mạng cáp đồng và cáp quang 10 Gigabit đã trở thành dự án tòa nhà thông minh có hạ tầng mạng quy mô lớn nhất tại Việt Nam… Ông Quân cho biết thêm: “Giải pháp truyền dẫn và quản lý tiên tiến như: Quản lý Đấu nối quang Mật độ cao Thế hệ Mới (NGF), Hệ thống Quản lý Thông minh hạ tầng Vật lý Quareo, Quản lý đấu nối HIGHBAND… đáp ứng nhu cầu triển khai hệ thống nhanh, hiệu quả cũng như đảm bảo khả năng mở rộng phát triển linh hoạt cho hạ tầng trong tương lai. Những giải pháp này đã chứng minh tính hiệu quả tại các công trình đã triển khai”.Giải pháp TCP/IP giúp cho hệ thống iBMS (Intelligent Building Management System) quản trị tòa nhà hiệu quả, giảm chi phí hoạt động cũng như duy trì thiết bị hoạt động. iBMS gồm nhiều thành phần, chức năng khác nhau như hệ thống tổng hợp, hệ thống cơ, hệ thống điện, hệ thống an ninh, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống quản lý chung. iBMS cho phép người quản lý điều khiển, phối hợp hoạt động và giám sát từ trung tâm toàn bộ các hệ thống thông tin của tòa nhà nhằm đảm bảo quá trình vận hành của các hệ thống này một cách tối ưu, chính xác và hiệu quả. Giải pháp TCP/IP kết hợp hệ thống thông tin liên lạc trong tòa nhà để truyền các tín hiệu quản lý khác của hệ thống iBMS trở thành giải pháp tiết kiệm chi phí tối ưu cho các chủ đầu tư. Khảo sát cho thấy việc dùng chung hệ thống này giảm trung bình 30% chi phí cho hệ thống cáp và giảm 60% chi phí bảo trì hệ thống. Ông Quân khẳng định: “Tất cả các giải pháp này đều đảm bảo chất lượng “truyền dẫn sạch”, được bảo hành 25 năm, giúp “xanh hóa” hạ tầng ICT của các cao ốc và tiết kiệm từ 10% – 20% chi phí năng lượng cho các DN”.

Tuy nhiên thực trạng chung toàn xã hội cho thấy, hầu hết mọi người đều cho rằng hạ tầng đô thị hiện tại của Việt Nam yếu kém, nên nhận thức về sự quan trọng của hạ tầng không cao. DN chỉ quan tâm đến vẻ hào nhoáng bề ngoài của công trình chứ chưa thực sự quan tâm về hạ tầng kết nối, quản lý như thế nào để đáp ứng tốt những ứng dụng và thiết bị hiện có. Mặt khác việc thúc đẩy ứng dụng quản lý tòa nhà thông minh vẫn còn thiếu hỗ trợ của luật pháp. Cần có tiêu chuẩn Việt Namquy định chặt chẽ về hạ tầng ICT, 1 trong 3 hạ tầng quan trọng nhất của tòa nhà. Cho đến nay vẫn chưa có luật nào quy định rõ ràng và thiếu chính sách khuyến khích phát triển trong lĩnh vực này.

Khả năng tương tác hoạt động của các tòa nhà hiện đại sẽ đạt được một cách hiệu quả thông qua sự hội tụ của các hệ thống trong tòa nhà trên một đường trục cơ sở hạ tầng CNTT. Trong tương lai gần, kết nối ở cấp độ đô thị, các tòa nhà không còn đứng đơn độc nữa mà sẽ hoạt động như là một thành viên trong một hệ thống đô thị và mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội cho cộng đồng.

Mô hình thử nghiệm thành phố thông minh tại Đà Nẵng

Hiện nay, các công ty công nghệ trong mạng lưới S CC đang kết hợp với Chính phủ Việt Nam để cung cấp các dịch vụ thiết thực triển khai mô hình này tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng đứng đầu toàn quốc về Chỉ

Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng thường đứng đầu toàn quốc về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Vị thế đó phản ánh những nỗ lực mạnh mẽ của thành phố để biến các tiềm năng và ưu thế của mình trở thành một môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn. Đà Nẵng có một vị trí chiến lược về phương diện kinh tế và quốc phòng. Thành phố cũng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam; là điểm cực đông của hành lang kinh tế Đông-Tây và là cửa ngõ ra biển của các quốc gia Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Myanmar. Đà Nẵng là một trong ba trung tâm Bưu chính - Viễn thông của Việt Nam và cũng là điểm cập bờ của hệ thống cáp quang biển SE-ME-WE 3. Chất lượng của cơ sở hạ tầng ICT tại Đà Nẵng đang hướng tới ngang bằng với chuẩn mực tại các quốc gia đã phát triển. Ông Trần Ngọc Chính, Ủy viên, Chủ nhiệm Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng vùng thủ đô Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng: Xét về vị trí địa lý, diện tích, dân số, kinh tế, quy hoạch hiện tại… thì Đà Nẵng hội tụ đủ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để thử nghiệm xây dựng thành phố thông minh. Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng sẽ đúc kết để triển khai hiệu quả và phù hợp tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng một thành phố điện tử, một trung tâm ICT có hàm lượng tri thức cao. Công dân được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn nhờ ICT hỗ trợ. Các DN tăng trưởng ở mức độ cao hơn nhờ năng suất, hiệu quả làm việc cao nhờ ICT. Chính quyền hoạt động hiệu quả hơn để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, cung cấp các dịch vụ công chất lượng cao cho công dân và DN thông qua các quy trìnhnghiệp vụ và dịch vụ điện tử được đổi mới nhờ ICT… Phát triển đô thị bền vững đã nổi lên như là một chiến lược và một ưu tiên chính trị của các nhà lãnh đạo thành phố và phát triển ICT được Đà Nẵng lựa chọn như là một giải pháp nền tảng và xuyên suốt.

Với tầm nhìn đến năm 2020 Đà Nẵng là một thành phố điện tử, một trung tâm ICT có hàm lượng tri thức cao, Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng nền tảng kết nối cho thành phố; xây dựng chính quyền điện tử để thích ứng với yêu cầu quản lý hiện đại; dùng các giải pháp ICT để quản lý các nguồn lực, giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường một cách thông minh, hướng đến trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.

Định hướng xây dựng Đà Nẵng trở thành “Một thành phố được kết nối”, thành phố thực hiện một loạt giải pháp: Xây dựng mạng diện rộng của Thành phố (mạng MAN); Phủ sóng Wi-Fi cho tất cả các không gian công cộng (tụ điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu thương mại, khu hội chợ triển lãm,...); Xây dựng Trung tâm dữ liệu (hướng đến Trung tâm Dữ liệu Xanh); gia nhập Tổ chức ODCA (Liên minh Trung tâm Dữ liệu mở); Xây dựng Trung tâm thông tin cộng đồng một kết nối.

Đồng thời, Đà Nẵng cũng đang hướng đến thành phố thông minh với việc xây dựng các giải pháp ban đầu: Hệ thống kiểm soát giao thông thông minh; Hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải; Hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; Hệ thống cảnh báo thiên tai (sóng thần, bão, lũ, sụt lở đất, nước biển dâng,.. ).

Trong tương lai, các thành phố đóng một vai trò quan trọng như là các trung tâm quốc gia cho mọi thể loại hoạt động kinh tế và văn hóa. Sự phổ biến của ICT sẽ làm cho vai trò này trở nên mạnh mẽ hơn khi mà các thành phố (với một tốc độ phát tiển nhanh hơn rất nhiều so với các thị trấn hoặc vùng nông thôn) đạt tới độ lớn cần thiết để khai thác được hiệu ứng mạng ẩn dưới việc ứng dụng công nghệ. Do đó, các thành phố không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng ICT một cách mạnh mẽ, mà chúng còn đóng vai trò trung tâm của các chiến lược cạnh tranh quốc gia, thông qua khai thác sức mạnh của các mạng băng rộng.

Có thể thấy, mạng ICT đã phát triển trở thành một nhân tố không thể thiếu, hỗ trợ tương lai của các thành phố. Khi mạng ICT đóng vai trò một nền tảng, nó cho phép các công nghệ của mạng không biên giới được phát triển nhằm nâng cao khả năng truyền thông giữa con người, thiết bị, tòa nhà, các hệ thống giao thông và môi trường. Một bản thiết kế cơ sở hạ tầng mạng phù hợp là yếu tố cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của các thành phố thông minh trong tương lai. Điều đó không chỉ giúp cho các sáng kiến Xanh (bảo vệ môi trường) có tính khả thi cao hơn mà còn cho phép con người và các tổ chức ứng dụng các mô hình kinh doanh và quy trình nghiệp vụ mới một cách hiệu quả. Thành phố thông minh, kết nối cung cấp nhiều dịch vụ thuận lợi và tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Điều đó cũng tỷ lệ thuận với tiêu chí của một thành phố đáng sống. Việt Nam đang thực hiện chiến lược trở thành nước mạnh về ICT. Việc xây dựng thành phố mạnh về ICT và nhân rộng mô hình này cũng chính là bước đi quan trọng để thực hiện thành công Đề án sớm đưa Việt Nam thành nước mạnh về ICT.

Mạnh Vỹ

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
Nền tảng xây dựng thành phố tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO