Chuyển động ICT

Network Slicing: Công nghệ then chốt của mạng 5G SA Viettel

TH 18/12/2024 12:35

Phân chia mạng (network slicing) là một trong những dịch vụ đặc biệt mới mà 5G mang lại, nhằm cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau trên một cơ sở hạ tầng chung.

5g-viettel-phu-song-toan-quoc.jpg

Network Slicing là công nghệ then chốt của mạng 5G, cho phép nhà mạng phân chia hạ tầng vật lý thành nhiều "lát cắt" ảo, mỗi lát cắt hoạt động như một mạng riêng biệt.

Trên một mạng 5G vật lý, các lát cắt ảo này có thể được tùy chỉnh để phục vụ nhu cầu cụ thể của từng dịch vụ hoặc ứng dụng. Chẳng hạn, một lát cắt có thể được tối ưu hóa về băng thông, trong khi lát cắt khác lại được điều chỉnh để đạt tốc độ cao, phục vụ hai khách hàng khác nhau mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Đây là điều mà các mạng lưới thế hệ trước không thể thực hiện được.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Chiến lược mạng lưới và Đổi mới công nghệ, Viettel Network, Viettel 5G là mạng 5G hiện đại nhất thuộc top 5% trên thế giới triển khai mạng 5G SA hoàn chỉnh từ vô tuyến đến mạng lõi ngay từ thời điểm khai trương. Vào thời điểm khai trương Viettel triển khai khoảng 6.500 trạm. Trong năm 2025 tới đây Viettel tiếp tục triển khai mở rộng vùng phủ mạng 5G lên tới xấp xỉ 20000 trạm phục vụ nhu cầu kinh doanh.

Mạng 5G SA Viettel đã triển khai network slicing giúp phân chia các mạng vật lý thành các mạng logic, mỗi slice phục vụ một mục đích kinh doanh hoặc khách hàng nhất định, căn cứ vào yêu cầu cụ thể về tốc độ, độ trễ, tính bảo mật. Hiện tại, chỉ mạng 5G SA hỗ trợ Network Slicing giúp cá thể hoá dịch vụ 5G.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân, mạng 5G Viettel đã quy hoạch các loại slice sẵn sàng hỗ trợ các nhóm ứng dụng khác nhau như: Slice yêu cầu băng thông cao (livestreaming, AR/VR, Gaming); Slice yêu cầu độ trễ thấp (V2X, tele-health); Slice yêu cầu số lượng kết nối lớn (IoT). Thêm nữa, để sử dụng mạng 5G SA Viettel, khách hàng cá nhân cần có iPhone từ 13 trở lên hoặc một số máy Android như Samsung S21, S22, S23, S24 series,...

“Viettel sẽ tiếp tục ban hành nhiều gói dịch vụ mới cho khách hàng cá nhân trong quý 1 năm 2025”, ông Nguyễn Thanh Hải cho biết.

Đối với khách hàng doanh nghiệp (DN), network slicing giúp các DN linh hoạt lựa chọn mô hình triển khai mạng di động 5G dùng riêng (PMN - Private Mobile Network) theo yêu cầu về bảo mật, độ trễ và tối ưu chi phí. Một usecase điển hình là nhà máy thông minh với tổng chi phí khi ứng dụng 5G PMN rẻ hơn gần 22% so với giải pháp truyền thống.

Ông Hải cho rằng, Viettel hiện là nhà mạng Việt Nam đầu tiên tham gia GSMA Open Gateway, phát triển và cung cấp API chuẩn hoá cho nhà phát triển, giúp họ dễ dàng tích hợp ứng dụng vào mạng lưới, giúp khai thác tính năng vượt trội của mạng 5G. Viettel là nhà mạng tiên phong chuyển đổi mạng truyền thống thành mạng “mở”, mạng “có thể lập trình”.

Chia sẻ về xu thế triển khai Network API, diễn giả đến từ Viettel Network cho biết: “Trên thế giới đã có khoảng 38 nhà mạng tại 23 quốc gia kinh doanh dịch vụ Network API, phần lớn các nhà mạng chỉ triển khai 2-5 APIs, hiện có 13/25 API đã công bố được kinh doanh trên thế giới. Điển hình có Camara là dự án mã nguồn mở do Linux Foundation và GSMA khởi xướng nhằm phát triển, chuẩn hoá các Network APIs, dự kiến đến tháng 3/2025, Camara sẽ cập nhật cho 15 API hiện tại và bổ sung thêm 11 API mới”.

Hiện tại, mạng lưới Viettel đã triển khai hỗ trợ Network APIs, lộ trình từ năm 2025 sẽ phát triển hơn 10 APIs theo chuẩn Camara, cung cấp SDK cho nhà phát triển giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, bổ sung môi trường sandbox cho nhà phát triển. Đến năm 2026, Viettel sẽ liên kết với các nhà mạng trong nước và quốc tế để cung cấp dịch vụ xuyên biên giới./.

Bài liên quan
  • Tăng tốc chuyển đổi số với hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel
    Hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel mang đến sự đột phá về khả năng tự động hóa, tạo ra sự thay đổi toàn diện trong vận hành ở 7 lĩnh vực trọng điểm như sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục, năng lượng và thành phố thông minh.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
Đừng bỏ lỡ
Network Slicing: Công nghệ then chốt của mạng 5G SA Viettel
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO