Ngành công nghiệp phát thanh truyền hình Hàn Quốc tăng trưởng chậm

MQ| 20/12/2020 14:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông và Ủy ban Phát thanh, truyền hình và truyền thông Hàn Quốc ngày 17/12 công bố kết quả điều tra tình hình ngành công nghiệp phát thanh truyền hình năm 2020.

Trong năm ngoái, tổng doanh thu ngành công nghiệp phát thanh truyền hình của Hàn Quốc đạt hơn 17.670 tỷ won (16,17 tỷ USD), chỉ tăng 2,1% so với năm 2018, mức tăng thấp nhất kể từ sau năm 2010.

Trong đó, doanh thu của ba đài truyền hình phát sóng mặt đất đạt 3.500 tỷ won (3,2 tỷ USD), giảm 7,4% so với một năm trước. Đài SBS có mức giảm sâu nhất là 16,5%, Đài Phát thanh và truyền hình Hàn Quốc (KBS) giảm 5,2%, Đài MBC giảm 3,9%. Sự sụt giảm được phân tích là do doanh thu từ quảng cáo và các chương trình truyền hình giảm tới hơn 10%.

Ngược lại, doanh thu từ các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình thu phí như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình giao thức internet (IPTV) đạt 6.400 tỷ won (5,86 tỷ USD), tăng 5,7%. Doanh thu truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh giảm nhẹ, riêng doanh thu truyền hình qua giao thức internet tăng 12,2%, lần đầu tiên vượt qua doanh thu của các đài truyền hình phát sóng mặt đất.

Các đơn vị cung cấp chương trình trình truyền hình (PP) như các kênh tổng hợp, kênh tin tức, có doanh thu đạt 3.400 tỷ won (3,11 tỷ USD), tăng 1% so với năm trước.

Theo Yonhap News, các chuyên gia dự đoán rằng số lượng phim truyền hình Hàn sẽ tiếp tục sụt giảm vào năm tới do tác động tiêu cực kéo dài từ dịch Covid 19.

Mùa hè năm nay - thời điểm Hàn Quốc phải đương đầu với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, nhiều studio và nhà đài đã quyết định ngưng sản xuất phim dài tập và chương trình truyền hình.

“Ông lớn” trong ngành công nghiệp giải trí - CJ ENM cùng công ty liên kết sản xuất phim truyền hình Studio Dragon đã đình chỉ hoạt động quay phim trong vòng một tuần vào hồi tháng 8, khiến hàng loạt chương trình trên kênh tvN và OCN bị ảnh hưởng. Các kênh khác, bao gồm KBS và SBS cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự.

Ngành công nghiệp phát thanh truyền hình Hàn Quốc tăng trưởng chậm - Ảnh 1.

Trái ngược với sự sôi động của năm 2020, truyền hình Hàn năm 2021 được dự đoán là sẽ ảm đạm hơn.

Những lần tạm ngưng và trì hoãn sau đó đều xuất phát từ lệnh giãn cách xã hội. Điều này đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp phim truyền hình, dẫn tới tình trạng nhiều tác phẩm dự kiến hoàn tất quay dựng trong năm nay bị vỡ kế hoạch.

Theo đó, các đài truyền hình trung ương như KBS và MBC - vốn không có trường quay riêng - sẽ phát hành ít hơn 10 bộ phim trong năm 2021. Trong khi đó, vào năm 2019, trung bình mỗi kênh TV cho lên sóng khoảng 12 bộ phim Hàn Quốc.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Ngành công nghiệp phát thanh truyền hình Hàn Quốc tăng trưởng chậm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO