Ngày tem Việt Nam tôn vinh con tem bưu chính trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam

Đỗ Hoàng Thọ| 12/12/2016 21:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trang trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mang lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên mới cho tem bưu chính Cách mạng Việt Nam.

Những ngày đầu của Cách mạng thắng lợi, do những điều kiện kinh tế, xã hội và in ấn của ta còn hết sức khó khăn nên chưa có điều kiện in và phát hành tem mới. Nếu lấy tem chế độ cũ để sử dụng thì không đúng về mặt nghiệp vụ, không phù hợp về mặt chính trị; ngành Bưu điện Việt Nam đã trình Chính phủ cho phép in quốc hiệu: “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” (VNDCCH) lên tem Đông Dương của chế độ thực dân Pháp để sử dụng tạm thời. Một số mẫu tem in tiêu đề “Cứu đói”, “Dân sinh”, “Quốc phòng”, “Binh sỹ bị nạn”... thể hiện những nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng và Nhà nước ta ở thời kỳ đó. Trên các mẫu tem đó đều có phụ thu cứu quốc gây quỹ cho các tổ chức xã hội hoạt động vì những mục đích trên.

Thấy rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị của tem bưu chính, nên ngay từ những ngày đầu lập nước, mặc dù trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng lúc phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt..., Chính phủ đã ra sắc lệnh số 172 ngày 27/8/1946, cho phép Nha Bưu điện Việt Nam in và phát hành bộ tem 5 mẫu thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, do họa sỹ Nguyễn Sáng thiết kế, nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945) và Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945) (Phụ lục số 1). (Sắc lệnh do Quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng ký).

Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử tem bưu chính Việt Nam. Đây là bộ tem đầu tiên của Việt Nam hoàn toàn do ta tự thiết kế, in ấn và phát hành, đáp ứng nhu cầu chuyển phát công văn của các cơ quan nhà nước, giao lưu thư tín của nhân dân, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia độc lập và giới thiệu với bạn bè thế giới về đất nước, con người Việt Nam.

Bộ tem mới được phát hành nhân kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và ngày Quốc khánh gồm 5 mẫu thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Sắc lệnh số 172 ngày 27 tháng 8 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ, do Quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng ký (có bản phô tô gửi kèm).

Với ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần, bộ tem này xứng đáng được coi là bộ tem đầu tiên và ngày 27 tháng 8 năm 1946 là ngày mở đầu cho dòng tem bưu chính Cách mạng Việt Nam.

Trải qua 70 năm kể từ ngày ra đời đến nay, tem bưu chính Cách mạng Việt Nam, ngoài chức năng là phương tiện thanh toán cước phí trên mạng lưới bưu chính, là đối tượng tìm kiếm của người sưu tập tem, còn là công cụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi một bộ tem được phát hành đều gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của Đảng và của nhân dân Việt Nam; giới thiệu với đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam và bạn bè khắp năm châu về đất nước, con người Việt Nam. Có thể nói, tem bưu chính Việt Nam đã làm tốt sứ mệnh và vai trò lịch sử của mình, đồng thời vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hó, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với những lý do, sở cứ nêu trên, đồng thời để khẳng định và ghi nhận những đóng góp của tem bưu chính Việt Nam đối với công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định công nhận ngày 27 tháng 8 hàng năm là Ngày Tem Việt Nam.

Việc công nhận Ngày Tem Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy, phát triển phong trào sưu tập tem ở Việt Nam, đưa hoạt động sưu tập tem thành nhu cầu lành mạnh, bổ ích; nâng cao trình độ, kiến thức sưu tập tem; góp phần giáo dục lòng yêu nước, thúc đẩy hoạt động văn hóa xã hội của đất nước; phát triển quan hệ hiểu biết và hữu nghị giữa các dân tộc trong nước và trên thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Ngày tem Việt Nam tôn vinh con tem bưu chính trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO