"Người thông tin và truyền thông" nơi tâm dịch

Bùi Huyền| 26/12/2021 13:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong chiến dịch chống dịch lịch sử tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), rất nhiều lực lượng từ y tế, chính quyền, thanh niên tình nguyện,... đều tham gia hết sức mình. Nhưng không thể không kể đến những tổ công tác đặc biệt được trung ương cử vào TP. HCM để bảo vệ thành phố đông dân nhất nước, trong đó, những cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đã góp công không ít trong công cuộc chống dịch COVID-19 từ giai đoạn đầu đến tận hôm nay.

Lực lượng "thầm lặng" tham gia đẩy lùi dịch bệnh

Theo cách tiếp cận mới về chống dịch COVID-19 mà Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021, chống dịch chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công, trong đó đẩy mạnh sử dụng công nghệ tiên tiến, các biện pháp mạnh. Từ 5K ban đầu, tháng 5 vừa qua, chúng ta phát triển thành "5K + vắc-xin" và đến nay trở thành "5K + vắc-xin + công nghệ". Trong đó, các công nghệ số được đánh giá là giải pháp để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với đại dịch, nhằm duy trì hoạt động, giữ an toàn cho người dân và phục hồi sau đại dịch.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng (phải) và ông Ngô Vĩnh Quý, Phó tổng giám đốc Viettel Solutions đến các điểm tiêm các địa bàn quận huyện để hỗ trợ.

Trong gần hai năm dịch giã hoành hành, toàn Đảng, toàn dân ta đều căng mình đóng góp sức lực để phòng, chống dịch và những cán bộ công nghệ ngành TT&TT cũng không nằm ngoài cuộc, bằng những hành động cụ thể họ đã đóng góp sức lực nhỏ bé của mình để nhanh chóng đẩy lùi đại dịch và mang cuộc sống trở

Đây là lực lượng đứng sau hệ thống tiêm chủng quốc gia (Sổ sức khoẻ điện tử), nền tảng QR Code thống nhất cho các ứng dụng, Zalo Connect, nền tảng tra cứu F0, nền tảng điều chuyển bệnh nhân nặng,…

Theo Cục Tin học hoá - Bộ TT&TT, đến nay đã có 14 nhóm nền tảng, công cụ công nghệ phòng, chống dịch với trên 20 ứng dụng khác nhau được phát triển. Cụ thể, các giải pháp công nghệ chống dịch gồm: 03 nền tảng bắt buộc áp dụng thống nhất toàn quốc (nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý QR Code, nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm, nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19); 05 nền tảng lựa chọn áp dụng (nền tảng hỗ trợ truy vết, nền tảng hỗ trợ điều phối chuyển bệnh nhân, nền tảng hỗ trợ quản lý cách ly, nền tảng làn xanh vận tải, nền tảng hỗ trợ kết nối giúp đỡ) và 06 công cụ lựa chọn áp dụng (công cụ hỗ trợ đánh giá mức độ thực hiện giãn cách, công cụ hỗ trợ phát hiện người vượt biên trái phép, công cụ hỗ trợ phát hiện người về từ vùng dịch, công cụ hỗ trợ theo dõi và xử lý phản ánh của người dân, công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, cẩm nang phòng, chống COVID-19).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30/9, Bộ TT&TT đã hoàn tất việc phát triển một ứng dụng duy nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 quốc gia lấy tên là PC-Covid. Đến ngày 25/11/2021, toàn quốc có 30.557.359 điện thoại thông minh cài PC-Covid, chiếm 31,85% dân số, 45,82% số điện thoại thông minh.

Bộ TT&TT cũng đã thành lập Tổ công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19, đây là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 địa phương. Thành viên của Tổ bao gồm lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên thuộc Sở TT&TT, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương (CDC) và các đơn vị liên quan. Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia (Trung tâm công nghệ) cùng với các Tổ công nghệ tại địa phương hình thành nên mạng lưới triển khai công nghệ phòng, chống dịch xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Quyết liệt triển khai hệ thống tiêm chủng tại TP. HCM

Ngày 14/7, trong giờ giải lao của buổi họp chuyển đổi số ngành Tòa án, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định dịch COVID-19 tại TP. HCM đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Bộ trưởng Bộ TT&TT đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt tại TP. HCM do Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm Tổ trưởng, để hỗ trợ và phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh thành phía Nam; Giám đốc Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 Quốc gia Đỗ Công Anh cũng được yêu cầu đích thân phải vào hỗ trợ.

Trong chuyến công tác vào TP. HCM khi đó, đoàn có 5 người, có cả ông Ngô Vĩnh Quý, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – đơn vị phát triển nền tảng tiêm chủng quốc gia.

Một ngày sau khi đặt chân đến thành phố, đoàn công tác họp với Phó Chủ tịch Dương Anh Đức và đại diện Sở TT&TT, để bàn phương án dùng công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch. Thành phố thống nhất việc triển khai tiêm chủng nhanh nhất có thể, xem đây là rào chắn quan trọng giúp bảo vệ tính mạng người dân trước hiểm hoạ COVID-19.

Tại thời điểm đó, nhiều địa bàn tại TP. HCM vẫn thực hiện quy trình tiêm chủng trên giấy. Người dân nhận được thông báo tiêm chủng sẽ đến các điểm tiêm, cán bộ y tế kiểm tra thông tin trên chứng minh nhân dân của người dân, lâm sàng. Người dân phải ký vào giấy đồng ý tiêm chủng, nhân viên y tế khám sàng lọc và ký xác nhận có đủ điều kiện tiêm hay không. Sau khi tiêm xong, người dân phải báo cáo về các triệu chứng sau tiêm để ngành y tế thống kê.

Trong khi đó, nếu triển khai bằng hệ thống tiêm chủng trên Sổ sức khoẻ điện tử, người dân sẽ nhận được tin nhắn gọi đi tiêm chủng và được cấp mã QR, đồng thời có thể tự theo dõi lịch sử tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các tình trạng sức khỏe liên quan bản thân, chủ động phản hồi thông tin về phản ứng sau tiêm và tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế. Còn cơ quan y tế có thể nhanh chóng phân tích, theo dõi số liệu cho việc triển khai chương trình tiêm; quản lý và theo dõi toàn bộ quá trình tiêm vắc xin đồng bộ, chính xác, cập nhật, đối chiếu với danh sách và đưa vào bàn xét nghiệm lâm sàng. Người dân phải ký vào giấy đồng ý tiêm chủng, nhân viên y tế khám sàng lọc và ký xác nhận có đủ điều kiện tiêm hay không. Sau khi tiêm xong, người dân phải báo cáo về các triệu chứng sau tiêm để ngành y tế thống kê.

Trong khi đó, nếu triển khai bằng hệ thống tiêm chủng trên Sổ sức khoẻ điện tử, người dân sẽ nhận được tin nhắn gọi đi tiêm chủng và được cấp mã QR, đồng thời có thể tự theo dõi lịch sử tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các tình trạng sức khỏe liên quan bản thân, chủ động phản hồi thông tin về phản ứng sau tiêm và tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế. Còn cơ quan y tế có thể nhanh chóng phân tích, theo dõi số liệu cho việc triển khai chương trình tiêm; quản lý và theo dõi toàn bộ quá trình tiêm vắc xin đồng bộ, chính xác, cập nhật.

Mặc dù công nghệ có thể giúp rút ngắn thời gian quy trình như vậy nhưng việc đưa hệ thống công nghệ vào càng khiến nhân viên y tế phải bổ sung quy trình, phải nhập liệu và được tập huấn sử dụng hệ thống.

Để thuyết phục được ngành Y tế ứng dụng công nghệ, các cán bộ triển khai hệ thống này đã phải đến điểm tiêm, đặt riêng một chiếc bàn tiếp đón áp dụng Công nghệ. Suốt hai tuần sau đó, các cán bộ của Trung tâm công nghệ đã đi trực tiếp đến từng điểm tiêm trên các địa bàn quận huyện để hỗ trợ nhóm tiêm phòng COVID-19.

Trong quá trình triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng, đoàn công tác đã gặp phải không ít khó khăn. Thứ nhất, đây là chiến dịch lịch sử triển khai trên quy mô lớn, đồng thời đồng loạt trên toàn quốc, và ứng dụng công nghệ. Khi ứng dụng công nghệ đòi hỏi người dân phải có thiết bị smartphone hoặc kỹ năng sử dụng; các cơ sở y tế có đủ thiết bị, máy móc.

"Ngoài ra, chiến dịch tiêm chủng đòi hỏi tiến độ khẩn trương, gấp gáp. Tiêm chiến dịch khác với tiêm chủng thông thường và mục tiêu của Bộ Y tế là tiêm nhanh, tiêm đúng, tiêm đủ. Vì vậy chúng tôi phải dồn toàn bộ lực lượng để xây dựng hệ thống và hỗ trợ các cơ sở tiêm một cách nhanh chóng nhất", Ngô Vĩnh Quý, Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions cho biết.

Bên cạnh đó, bài toán nghiệp vụ tại các tỉnh thành/ địa phương không đồng nhất, những vùng tại Thành phố, nông thôn hay khu công nghiệp có những đặc thù khác nhau. Đòi hỏi công nghệ phải tương thích và hỗ trợ những bài toán riêng tại từng địa phương. Tất cả bài toán phát triển, điều chỉnh phải khẩn trương và nhanh chóng để thích ứng với nhu cầu tại từng cơ sở tiêm. Giám đốc Trung tâm Công nghệ đã tập hợp nhân sự văn phòng phía Nam của Bộ TT&TT, tổng cộng được khoảng 20 người. Nhóm này chia nhau hỗ trợ các tỉnh thành phía Nam. Nhiệm vụ của mỗi người ở từng địa phương là theo dõi diễn biến dịch, nắm số lượng ca nhiễm, tình hình sử dụng công nghệ tại các tỉnh, đồng thời làm cầu nối hỗ trợ hết mức trong việc ứng dụng công nghệ theo nhu cầu của từng tỉnh.

Trong giai đoạn đó, TP. HCM đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Đến cuối tháng 7, lãnh đạo thành phố đã quyết định mọi người dân trên 18 tuổi, tức khoảng 6-7 triệu người, trên địa bàn phải được tiêm phòng COVID-19. Bộ Y tế xác định sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử tại TP. HCM giúp theo dõi kế hoạch tiêm chủng, là cơ sở quan trọng để triển khai chuyển đổi số, đưa ứng dụng CNTT vào tạo thuận lợi cho người dân. Việc áp dụng hệ thống tiêm chủng quốc gia tại các điểm tiêm là cơ sở để hình thành xác nhận tiêm về sau, một căn cứ quan trọng cho việc áp dụng thẻ xanh tại TP. HCM và cả nước.

"Trong quá trình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các cán bộ của Viettel đến tận các cơ sở tiêm chủng, các bệnh viện, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao để hỗ trợ các y bác sĩ và người dân. Mỗi người Viettel luôn ý thức được việc vừa thực hiện mục tiêu của chiến dịch vừa tuân thủ an toàn phòng chống dịch", Ngô Vĩnh Quý, Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions cho biết.

Tính từ ngày 22/7 đến hết ngày 16/8, nhờ ứng dụng công nghệ rút ngắn quy trình tiêm chủng, TP. HCM đã tiêm được cho hơn 3,7 triệu người. Với nền tảng này, người dân đăng ký tiêm tiện lợi hơn, cán bộ quản lý kiểm soát lượng người tiêm vắc xin chính xác hơn. Qua đó, lực lượng chức năng có nhiều thời gian hơn để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác giúp Thành phố mau chóng kiểm soát bệnh dịch.

"Lần này thuận lợi hơn nhờ vào việc ứng dụng CNTT đã giúp khâu trả giấy chứng nhận tiêm vắc xin tại chỗ và cập nhật thông tin tiêm vắc xin hoặc thông tin sức khỏe của người dân rõ ràng, nhanh chóng, ít sai sót hơn", TS. BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. HCM, cho biết.

Để hoàn thành kế hoạch tiêm chủng tại TP. HCM và triển khai áp dụng các nền tảng công nghệ khác, đoàn công tác của Bộ TT&TT đã kéo dài thời hạn công tác so với dự kiến, không ai ngờ cuối cùng đoàn ở lại hơn 2 tháng để cùng TP. HCM và các tỉnh miền Nam chung tay chống dịch.

Không quản khó khăn, các cán bộ ngành TT&TT vẫn miệt mài bám trận địa, tiếp tục đồng hành cùng người dân TP. HCM, lực lượng quản lý y tế và các cơ quan chức tại Thành phố hướng dẫn các cán bộ y tế tại điểm tiêm cũng như người dân cách sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Sẵn sàng đi vào tâm dịch

Trong 4 đợt dịch bùng phát trên cả nước, Bộ TT&TT đều cử các đoàn cán bộ công tác trực tiếp tại các vùng dịch để hỗ trợ chính quyền địa phương triển khai nhanh chóng các ứng dụng chống dịch. Đặc biệt trong đợt dịch thứ 4, Bộ TT&TT đã thành lập Sở chỉ huy tiền phương của Bộ tại các tỉnh phía Nam để phối hợp triển khai các nền tảng công nghệ, đặc biệt là các nền tảng quản lý tiêm chủng và xét nghiệm, qua đó trực tiếp đóng góp vào chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm diện rộng.

Trong chuyến công tác phía Nam của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Quốc gia, TP. HCM được xác định là địa bàn trọng điểm nhưng đoàn cũng phối hợp triển khai các nền tảng

Vừa vào TP. HCM được 3 - 4 ngày, ngay sau đó ông Đặng Tùng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử (Cục Tin học hoá) đã có mặt tại Bà Rịa - Vũng Tàu theo yêu cầu hỗ trợ triển khai công tác xét nghiệm của Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Văn Tuấn. 

Để đẩy nhanh việc tiếp nhận người đến lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thí điểm quét thông tin bằng QR Code trên ứng dụng Bluezone của từng người, thay vì lập danh sách giấy như trước. Kết quả triển khai thực tế cho thấy quá trình lấy mẫu ở nhóm người dân đã cài Bluezone bao giờ cũng nhanh hơn do giảm được thời gian nhập liệu.

Đoàn công tác chia nhau hỗ trợ các tỉnh phía Nam

Sau thời gian ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Đặng Tùng Anh lại tiếp tục chạy xuống Cần Thơ để giúp tỉnh này hỗ trợ công tác truy vết F0, F1. Cứ thế, đoàn công tác liên tục cử người đi đến các địa phương phía Nam khi địa phương có yêu cầu hỗ trợ. Ngoài ông Đặng Tùng Anh, ông Mai Thanh Hải, Phó Trưởng phòng Thông tin và DVCTT (Cục Tin học hoá) được cử đi Vĩnh Long và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ; ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, được điều động hỗ trợ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang; ông Hà Hải Nam, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam được cử đi Cần Thơ.

Theo ông Nam, nhiệm vụ chính của tổ công tác tại Cần Thơ là hỗ trợ TP. Cần Thơ và một số tỉnh lân cận triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19. Tổ công tác đã tham mưu, hỗ trợ địa phương trong các công tác xây dựng kế hoạch, triển khai các nền tảng công nghệ phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn phát sinh trong thực tiễn triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch tại địa phương. 

Trong quá trình công tác tại TP. Cần Thơ, tổ công tác đã hỗ trợ triển khai các nền tảng công nghệ chính phục vụ công tác phòng, chống dịch tại địa phương như: Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến; nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nền tảng quản lý điều phối xe 115. Ngoài ra, tổ công tác còn tổ chức đào tạo, tập huấn, giới thiệu và hỗ trợ triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 cho các địa phương lân cận như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long.

Làm việc với các địa phương

Vào Cần Thơ trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát tại địa phương, ông Nam và tổ công tác gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Khi đó, các đơn vị tại địa phương phải tập trung nguồn lực, tâm sức vào công tác chống dịch và không thể giành nhiều nguồn lực, thời gian cho công tác triển khai công nghệ. Quá trình triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến phối hợp với nhiều đơn vị tại địa phương như Sở TT&TT, Sở Y tế, đòi hỏi nhiều nỗ lực từ tổ công tác để thống nhất phương án triển khai.

"Tổ công tác vào làm việc khi TP. Cần Thơ chuẩn bị triển khai chiến dịch xét nghiệm diện rộng toàn Thành phố. Tổ công tác nhận nhiệm vụ trong 3 ngày phải hoàn thành công tác triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm tại địa phương, tổ chức tập huấn cho đội ngũ tham gia công tác xét nghiệm, tổ chức và điều phối các nhóm hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ chiến dịch xét nghiệp tại Cần Thơ. Đây là một nhiệm vụ thách thức về mặt thời gian triển khai", ông Hà Hải Nam chia sẻ.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 tại phía Nam, ngoài lãnh đạo Cục Báo chí có mặt ngay từ đầu, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, thành viên Tổ công tác đặc biệt của Bộ TT&TT tham gia chống dịch tại TP. HCM, còn tham gia tổ chức chương trình phát trực tuyến (livestream) hàng ngày với tên gọi "Dân hỏi - Thành phố trả lời" trên trang mạng xã hội facebook của Trung tâm Báo chí TP. HCM (www.facebook.com/trungtambaochi. tphcm) và một số trang khác. Chương trình đã kết nối trực tiếp lãnh đạo TP. HCM với người dân Thành phố trong các cuộc đối thoại hàng ngày để cung cấp thông tin chính thống, cập nhật các chỉ đạo của Thành phố, phản hồi nhanh chóng và xác minh thông tin sai lệch, giả mạo trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TP. HCM.

Không chỉ tại các quận huyện của TP. HCM, ngay nhóm công tác nơi ông Công Anh phụ trách cũng có ca nhiễm. Đầu tháng 9, sau khi triển khai tập huấn trực tuyến cho 63 tỉnh thành, có 3 trường hợp ở văn phòng Bộ TT&TT phía Nam nhiễm COVID-19. Ngay lập tức, văn phòng bị phong toả, những người dự họp phải tự cách ly và xét nghiệm nhanh, đồng thời phải thường xuyên theo dõi sức khoẻ.

"Dù lo lắng nhưng khi đặt nỗi lo của mình cạnh bên sự hiểm nguy của lực lượng y tế tuyến đầu, chúng tôi tự thấy mình vẫn phải xông xáo hơn. Để công nghệ có thể giúp gì được cho dân mình, hỗ trợ gì được cho ngành Y tế thì phải làm hết sức", Giám đốc Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia chia sẻ.

Ngoài đoàn công tác của Bộ TT&TT tham gia trực tiếp tại các vùng dịch, các doanh nghiệp (DN) TT&TT cũng đóng góp tích cực, nhằm ngăn chặn, kiểm soát và hạn chế sự lây lan, bùng phát của dịch COVID-19. Thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT về việc lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các cơ sở cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19, Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn khảo sát, triển khai lắp đặt và đánh giá hiện trạng hệ thống camera tại các khu cách ly, kết nối với hệ thống giám sát tập trung.

Tại điểm nóng COVID-19 Bắc Giang hồi tháng 5/2021, hàng nghìn mắt camera giám sát đã được Tập đoàn Viettel lắp đặt trong 5 ngày cho các khu cách ly tập trung. Giữa cái nắng hè oi bức, mồ hôi ướt hết cả quần áo bảo hộ, những cán bộ kỹ thuật Viettel vẫn đang miệt mài đo đạc, kéo lắp hệ thống camera giám sát y tế tại khu cách ly Trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô - Lục Nam Bắc Giang, để đảm bảo số lượng camera nhanh chóng phủ khắp khu vực cách ly tại địa bàn... Xong ở điểm nào là ghi chép, nghiệm thu, rồi các anh bàn giao hệ thống quản lý giám sát cho địa phương đồng thời luôn có nhân sự túc trực sẵn sàng xử lý nếu địa phương gặp sự cố cần hỗ trợ...

Một cán bộ Viettel chia sẻ: "Bảo đi vào vùng dịch có sợ không, sợ chứ ạ, trước một con virus không nhìn thấy hình dáng, nhưng nó lại có sức tàn phá hơn cả chiến tranh kia, bảo không sợ thì chính quyền thành phố. Cụ thể, số lượng khu cách ly tập trung được TP. HCM yêu cầu triển khai lắp đặt là 62 điểm với tiến độ khẩn cấp phải hoàn thành trong vòng 36 giờ, trong bối cảnh số bệnh nhân dương tính trên địa bàn này vẫn đang tăng lên từng ngày và rất đáng quan ngại.

Nhân viên kỹ thuật của VNPT tại TP. HCM đã khẩn trương hoàn thành trong thời gian được yêu cầu, đầy đủ số camera hợp chuẩn đảm bảo chất lượng thu nhận hình ảnh; đồng thời kết nối về Trung tâm Giám sát tập trung của Thành phố. Các hình ảnh được gửi về từ 62 điểm mới này đã giúp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM tăng cường tổ chức giám sát, bao quát được hết tình hình hoạt động tại các khu cách ly trên toàn địa bàn, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

Dù gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm vì đây là những khu vực cách ly tập trung rất đông người, cùng với việc khác cấu hình, khác thông số kỹ thuật, đường truyền của nhà mạng khác,... nhưng với quyết tâm cao và trách nhiệm, các DN TT&TT Việt Nam đã luôn đồng hành, sát cánh cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số đặc biệt chào năm mới 2022 - Xuân Nhâm Dần)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
"Người thông tin và truyền thông" nơi tâm dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO