Chuyển động ICT

Nguyên Tổng Giám đốc công ty công nghệ Nhật Bản gia nhập FPT

PV 10:48 06/04/2023

Ông Toru Tanihara từng là CEO của SCSK (Công ty CNTT Nhật Bản doanh thu tới 400 tỷ Yên thuộc Tập đoàn Sumitomo danh tiếng), trở thành Chủ tịch FPT Japan từ đầu tháng 4/2023.

423-202304061011341.jpg
Ông Toru Tanihara - Chủ tịch FPT Japan

Trong nhiệm kỳ ba năm, ông Toru Tanihara sẽ dẫn dắt mảng chiến lược dịch vụ công nghệ, chuyển đổi số của FPT Japan. Đồng thời, ông phụ trách quan hệ ngoại giao cấp cao nhất của doanh nghiệp với các khách hàng và đối tác chiến lược.

Tân Chủ tịch FPT Japan sẽ tập trung đầu tư đẩy mạnh đào tạo, mở rộng kiến thức trong đa lĩnh vực, nhằm giúp công ty hiểu sâu hơn nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, đóng góp vào mục tiêu 1 tỷ đô la doanh thu vào năm 2027 của FPT Japan.

Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ từ SCSK và Sumitomo, ông Tanihara được kỳ vọng sẽ mang đến sự đổi mới trong tư duy kinh doanh cho FPT Japan trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, bất thường, phức tạp và mơ hồ.

Ông Toru Tanihara là một trong những doanh nhân nổi tiếng của ngành công nghệ tại Nhật Bản, với tên tuổi gắn liền danh tiếng của Tập đoàn Sumitomo - một trong bốn tập đoàn thương mại và đầu tư lớn nhất Nhật Bản và công ty SCSK. Ông nguyên là Tổng Giám đốc, Cố vấn và Thành viên Hội đồng quản trị SCSK và cố vấn cấp cao của Tập đoàn Sumitomo. Tháng 3/2021, Tập đoàn Sumitomo ghi nhận tổng tài sản lên đến 73 tỷ đô la, với 75.000 nhân sự hoạt động ở 65 quốc gia toàn cầu.

FPT Japan được biết đến là công ty công nghệ nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại đất nước mặt trời mọc, top 50 công ty công nghệ tại Nhật Bản với 30% nhân sự người nước ngoài đến từ 16 quốc gia. Mới đây, công ty cũng đã được Great Place To Work đưa vào Top 100 môi trường làm việc tốt nhất Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong hai thị trường lớn nhất của FPT, có nhiều đặc trưng riêng biệt với những doanh nghiệp “khổng lồ” trên quy mô toàn cầu, có hệ thống công nghệ lâu đời và bề dày lịch sử phát triển. Chiến lược chiêu mộ những nhân sự cấp cao được kỳ vọng sẽ giúp công ty hiểu sâu sắc thị trường hơn nữa, tạo ra những giải pháp công nghệ mới, được “may đo” riêng cho thị trường có tiêu chuẩn cao này, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.

Hiện FPT có 42.408 nhân sự hoạt động trải rộng tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 1.681 người nước ngoài với 52 quốc tịch khác nhau như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh Pháp, Slovakia, Philippines, Ấn Độ,… tăng 27% so với cùng kỳ. Từ năm 2021 đến nay, nhiều chuyên gia, lãnh đạo cao cấp quốc tế như từ Airbus, Infosys đầu quân vào công ty, cùng thực hiện các dự án cho hàng ngàn khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới, trong đó có hơn 100 đối tác nằm trong danh sách Forbes Global 500./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nguyên Tổng Giám đốc công ty công nghệ Nhật Bản gia nhập FPT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO