Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam

Hoàng Linh| 31/10/2022 07:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Các công ty viễn thông hầu như không còn dư địa cho tăng trưởng, theo đó, tái tạo, thay đổi để tồn tại là vấn đề sống còn.

Thách thức của nhà mạng

Đối với mọi người trên khắp thế giới, các dịch vụ viễn thông thậm chí còn trở nên quan trọng hơn đối với cuộc sống hàng ngày kể từ khi sự bùng nổ của COVID-19. Mạng lưới liên lạc đã cho phép nhiều nhân viên làm việc tại nhà, hội nghị truyền hình, một công cụ quan trọng để giao tiếp và kết nối xã hội trong bối cảnh giãn cách.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bán lẻ chuyểnlên môi trường trực tuyếnngày càng mạnh mẽ. Các công ty viễn thông đã giúp chính phủ cácnước giám sát và ứng phó với sự lây lan của COVID-19. Nói tóm lại, mạng lưới viễn thông đã giúp giữ cho các xã hội và nền kinh tế đượcduy trì và phát triển. Nghịch lý thay, vai trò xã hội quan trọng của các công ty viễn thông không chuyển thành lợi nhuận cao cho các công ty.

Theokhảo sát của Bain&Company từ tháng 2-12/2020,viễn thông mang lại ít giá trị nhất cho cổ đông, so với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề khác, trừ lĩnhvực dịch vụ tài chính. Từ tháng 2 - 12/2020, tổng lợi tức cổ đông (TSR) của các công ty viễn thông - đo lường tổng lợi tức mà một cổ đông nhận được từ việc thay đổi giá cổ phiếu và cổ tức trong một khoảng thời gian nhất định - mức trung bình của tất cả các lĩnh vực là 16 điểm phần trăm. Hơn nữa, các công ty viễn thông càng bị tụt lại phía sau khi đại dịch tiếp tục kéo dài. Từ tháng 4 đến giữa tháng 12/2020, viễn thông là lĩnh vực hoạt động kém nhất theo đo lường TSR.

Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh 1.

Lợi tức cổ đông trung bình của các lĩnh vực từ háng 2 - 12/2020. Viễn thông chỉ đạt 4,8%. (Nguồn: Bain&Company)

Theo nghiên cứu của McKinsey, tỷ trọng lợi nhuận trong lĩnh vực ICT của 25 nhà mạng viễn thông và 8 doanh nghiệp (DN) Internet (năm 2014 và 2019) đều sụt giảm. 

Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh 2.

Theo đó,các công ty viễn thông hầu như không còn dư địa cho tăng trưởng, vì vậy, cần tái tạo, thay đổi để tồn tại. Đây là vấn đề sống còn. Các công ty hàng đầu sẽ vượt qua giai đoạn hỗn loạn này bằng cách đưa ra các lựa chọn chiến lược để đảm bảo tương lai của DN và cải thiện việc tạo ra giá trị của họ - ngay cả khi nó đòi hỏi một sự chuyển đổi táo bạo. Do đó, các công ty viễn thông phải có: mô hình tổ chức, chiến lược mới; cơ cấu dịch vụ/sản phẩm mới; tầm nhìn, mục tiêu đến 2030.

Kinh nghiệm chuyển đổi nhanh, toàn diện từ 6 nhà mạng viễn thông

Tại hội nghị mới đây của Bộ TT&TT, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TT&TT đã chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi của các nhà mạng viễn thông (telco) thành công ty công nghệ số (digico) của các tập đoàn viễn thông như Korea Telecom (KT) và SK Telecom của Hàn Quốc, NTT Docomo, KDDI của Nhật Bản, Singtel của Singapore, Telstra của Australia.

Tập đoàn viễn thông đầu tiên là KT (Hàn Quốc). Trước những khó khăn, tháng 10/2020,KT chính thức tuyên bố chuyển từ Telco thành Digico,chuyển trọng tâm từ viễn thông sang trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing). Mục tiêu trở thành công ty nền tảng số 1.

Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh 3.

KT đã hợp tác Amazon để cung cấp dịch vụ Dual AI. Loa GiGA Genie của KT sẽ được tích hợp dịch vụ Dual Brain AI, sẽ có giọng nói ảo Alexa của Amazon. Dịch vụ sẽ hỗ trợ cả tiếng Anh và tiếng Hàn. (Ảnh: koreatechtoday)

KT đã đặt ra chiến lược 3 trụ cột để chuyển đổi: (1) Củng cố mảng truyền thống (di động, Internet); (2) Đẩy mạnh cung cấp các giải pháp chuyển đổi số (CĐS); (3) Triển khai 8 mảng kinh doanh mới. Cụ thể, KT thúc đẩy cung cấp giải pháp CĐS cho khối DN (B2B), các nền tảng ABC (AI - big data - cloud), 14 nền tảng CĐS các lĩnh vực. 8 mảng kinh doanh mới của KT gồm: IDC Cloud, thương mại số, truyền thông, nội dung số, robot, tài chính số, y tế số, AI, bất động sản.

Trong khi đó, Tập đoàn viễn thông khác của Hàn Quốc là SK Telecom, phát triển không gian và động lực tăng trưởng mới trên cơ sở hội tụ công nghệ ICT truyền thống và các nền tảng số, sản phẩm công nghiệp mới. Chính sách của SK Telecom xác định rõ tập trung cho R&D với việc hợp tác với các tập đoàn công nghệ số để phát triển cả phần cứng, sản phẩm công nghệ mới như là bán dẫn, các ứng dụng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, và đặc biệt là ứng dụng ở các dịch vụ công nghệ số mới để tăng trải nghiệm khách hàng của công ty.

Tập đoàn thứ 3 là NTT DoCoMo (Nhật Bản). Trong năm 2022, NTT DoCoMo có 2 bước chuyển đổi quan trọng là: (1) Tháng 1/2022: 2 công ty con (NTT Communications và NTT Comware) thành công ty trực thuộc; (2) Quý 2/2022, tích hợp hoàn toàn các chức năng kinh doanh vào công ty mẹ DoCoMo với mục tiêu mở rộng mạng kinh doanh và cung cấp dịch vụ ứng dụng thông minh cho xã hội số của Nhật Bản.

Một công ty viễn thông rất lớn nữa của Nhật Bản là KDDI xác định lộ trình 3 bước để chuyển đổi hoàn toàn để trở thành 1 nhà cung cấp nền tảng số. Bước đầu tiên, trong giai đoạn 2019 - 2021, KDDI triển khai tích hợp các dịch vụ viễn thông và các bộ phận cung cấp các giải pháp thông minh. Bước thứ hai là giai đoạn 2 từ 2022 - 2024, xác định tập trung vào thúc đẩy CĐS, phát triển giải pháp CĐS xoay quanh mạng 5G. Mục tiêu cuối cùng của KDDI là đến năm 2030 hoàn toàn trở thành một công ty nền tảng (platformer) để cung cấp các dịch vụ cho xã hội số của Nhật Bản. Với mục tiêu này chiến lược của KDDI xác định đã rõ là gắn với việc phát triển bền vững và các ưu tiên về môi trường cùng các giá trị xã hội, tăng cường tính bền vững của DN. Đây là một đặc điểm chiến lược mà các nhà mạng hiện nay đang hướng đến.

Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh 4.

Chiến lược của KDDI về việc xoay quanh mạng 5G bao gồm là dùng các dịch vụ ứng dụng 5G để đẩy mạnh cung cấp các giải pháp CĐS, ứng dụng trong tài chính, năng lượng, y tế, giáo dục và nâng cao chất lượng dịch vụ di động. Trọng tâm của KDDI hướng đến là: đẩy mạnh cung cấp các giải pháp CĐS xoay quanh mạng 5G, cung cấp dịch vụ nền tảng cho các nhóm khách hàng DN B2B, dịch vụ dữ liệu cho nhà máy điện ảo (virtual power plant) là ứng dụng các công nghệ số để quản lý và cung cấp dịch vụ cho các lĩnh vực CĐS năng lượng, ứng dụng số trong đời sống xã hội và hợp tác khu vực và thu hẹp khoảng cách số. Đây là mục tiêu mang tính bền vững của KDDI.

Tập đoàn viễn thông thứ 5 là Singtel. Singapore có thị trường nhỏ nên nhà mạng này hướng tới toàn cầu và có mục tiêu rõ ràng. Cũng giống như các nhà mạng trên hướng đến các nền tảng số, dịch vụ số nhưng Singtel gắn với một chiến lược đặc thù của nhà mạng này là phát triển các quan hệ đối tác chiến lược với các công ty công nghệ và các nhà mạng ở các nước khác. 

Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh 5.

Chiến lược của Singtel

Chiến lược này của Singtel được triển khai khá mạnh là hiện nay Singtel đang xúc tiến được ký kết hợp tác và liên minh được với các công ty công nghệ để cùng nhau cung cấp các giải pháp trọn gói, các nền tảng số bao trùm.

Một tập đoàn viễn thông lớn của Úc là Telstra, năm 2022, đã xây dựng và xác định chiến lược mới là tập trung phát triển các nền tảng số với mục tiêu cao nhất là trở thành nhà mạng lớn, nhanh, an toàn, thông minh và tin cậy nhất của Úc. 

Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam - Ảnh 6.

Chiến lược của nhà mạng Telstra trong năm 2022

Để thực hiện mục tiêu này, Telstra đã xác định các nhiệm vụ cụ thể: đơn giản hoá quy trình và cải cách trải nghiệm số toàn diện cho khách hàng, thiết lập bộ phận kinh doanh hạ tầng để nâng cao hiệu quả của hoạt động, tối giản cơ cấu bộ máy để tăng khả năng phục vụ khách hàng và tăng cường quản trị DN, tiết giảm chi phí. Đây là những định hướng lớn mà Telstra đã xác định trong năm 2022 này.

Những tư vấn chiến lược cho nhà mạng

Trước tình hình khó khăn của các nhà mạng viễn thông thì các tập đoàn tư vấn lớn đã có những tư vấn, khuyến nghị nhất định để hỗ trợ cho các nhà mạng khi mà mở rộng và phát triển không gian mới cho tăng trưởng. PwC, Mc Kensey khuyến nghị cụ thể như sau:

Thứ nhất, để mở rộng không gian tăng trưởng và khai thác các lĩnh vực mới thì các nhà mạng xem xét, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các digicom, công ty kỳ lân. Thế mạnh của công ty kỳ lân là đã có những ý tưởng kinh doanh, được triển khai thành công và đang cần lợi thế của nhà mạng mà họ không có là hạ tầng mạng băng rộng và hàng chục triệu thuê bao khách hàng. Ngược lại, nhà mạng viễn thông có thể khai thác ở công ty kỳ lân lợi thế về tính năng động, sự phản ứng nhanh, cũng như là động lực tăng trưởng nhanh.

Thứ hai, các nhà mạng xem xét liên kết, liên minh với các công ty công nghệ để cùng phát triển sản phẩm mới, đầu tư tham gia cung ứng về công nghệ mà SingTel, Telstra, SK Telecom… hiện nay đang thực hiện biện pháp này.

Thứ ba, các nhà mạng nên hỗ trợ tạo mạng lưới với các công ty startup. Nhà mạng có thể đầu tư tạo một hệ sinh thái, môi trường để thu hút, lôi kéo startup nhằm phát triển sản phẩm mới, hay mua lại startup để phát triển mảng kinh doanh. Ở Việt Nam có 60.000 DN số thì startup là địa chỉ cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà mạng. KT, Singtel, KDDI đang thực hiện việc này ở Việt Nam khi tìm kiếm và hỗ trợ startup phát triển.

Về 6 nhà mạng này, bước đi và nhịp độ khác nhau nhưng hướng đi thì khá là giống nhau, đều hướng tới trở thành một công ty về nền tảng số.

Mặc dù nhà mạng đều có chiến lược phát triển riêng nhưng theo Vụ trưởng Vụ HTQT phân tích có 3 điểm chung có thể xem xét là: (1) có một chiến lược tăng cường và cải thiện khả năng hiệu quả của các lĩnh vực kinh doanh viễn thông, bao gồm Internet và di động; (2) tập trung đẩy mạnh cung cấp các giải pháp CĐS cho khách hàng, đặc biệt khách hàng B2B có ưu tiên hàng đầu CĐS cho các lĩnh vực năng lượng, giao thông, y tế, đô thị thông minh, giáo dục; (3) khai thác phát triển không gian mới bằng cách là liên kết với các công ty công nghệ, các viện nghiên cứu phát triển R&D bằng cách triển khai hợp tác chiến lược với cả digicom, kỳ lân bằng cách tạo mạng lưới, hệ sinh thái cho các DN startup, tạo cái nguồn cho mình trong việc phát triển các lĩnh vực mới.

Trước các chia sẻ này của Vụ HTQT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết không chỉ các công ty mà các DN nói chung, lĩnh vực báo chí đều có thể học tập. "CĐS đầu tiên là chuyển đổi chính mình để quản trị công ty tốt hơn, kiểm soát chất lượng dịch vụ, phản ứng nhanh, sáng tạo hơn. Một trong những biểu hiện của CĐS là hợp nhất, dồn các công ty lại, tích hợp được với nhau", Bộ trưởng nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nhà mạng viễn thông chuyển đổi để tồn tại: kinh nghiệm cho Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO