Truyền thông

Nhận diện yếu tố con người trong các mối nguy hiểm và rủi ro của hoạt động hàng không

Thanh Tùng 20/12/2023 11:00

Mặc dù với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và kinh nghiệm của các chuyên gia hàng không, nhưng ngành hàng không hiện nay vẫn luôn phải đối mặt với những thách thức lâu dài như về nguồn nhân lực, sự biến đổi khí hậu thời tiết... đã khiến ngành hàng không ngày càng thêm nhiều rủi ro…

Yếu tố con người

Ngày 27/11/2023, trong khuôn khổ Dự án hợp tác cải tiến và nâng cao hệ thống giám sát an toàn hàng không, với mục tiêu ngày càng hoàn thiện chương trình và tuân thủ Annex 19, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Cục Hàng không dân dụng Pháp tổ chức Hội thảo về nhận diện các mối nguy hiểm và rủi ro hàng không.

Tại đây, một trong những rủi ro hàng không được nhận diện là Yếu tố con người (human factor). Đây là khái niệm được dùng để mô tả sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với trang thiết bị, giữa con người với hệ thống/ tổ chức. Yếu tố con người được hiểu là yếu tố sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi của con người.

Theo Stupakov GP, tai nạn máy bay có ba nhóm nguyên nhân từ yếu tố con người: Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố xã hội và đặc thù của phi công và giám sát đào tạo lại trong ngành hàng không. Nhóm này gây ra khoảng gần 50% các vụ tai nạn. Nhóm thứ hai bao gồm các thiết bị không ecgônômi (ergonomics) và gây ra 25% các vụ tai nạn máy bay. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố tâm lý và y tế. Vấn đề y tế ở đây không chỉ là sức khỏe của phi công mà còn là giảm khả năng dự trữ chức năng trong các hoạt động. Nhóm này cũng gây ra khoảng 25% các vụ tai nạn.

anh.jpg

Như vậy việc quan tâm hơn nữa đến “yếu tố con người” trong ngành hàng không (đào tạo, đào tạo lại, xây dựng, thu hút nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng...); cải thiện điều kiện lao động; tổ chức lao động hợp lý… sẽ là một trong những giải pháp góp phần giảm tỷ lệ tai nạn/ sự cố hàng không.

Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2023 (tính từ ngày 15/12/2022 đến 14/9/2023), hàng không xảy ra 1 vụ tai nạn, 81 sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn (1 mức B, 4 mức C và 76 mức D).

Trong đó, vụ tai nạn nghiêm trọng nhất xảy ra liên quan đến tàu bay trực thăng BELL 505 ngày 5/4 tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng khiến 5 người thiệt mạng (gồm 1 phi công và 4 hành khách), khiến 1 chiếc trực thăng hỏng hoàn toàn.

Tại Hội thảo về Nhận diện các mối nguy hiểm và rủi ro trong hoạt động hàng không, các đại biểu tham dự tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn về đảm bảo an toàn hàng không dân dụng, nhận diện sâu sắc hơn các mối nguy hiểm và rủi ro liên quan đến công tác đảm bảo an toàn hàng không, tập trung vào cốt lõi của hệ thống quản lý là xác định các mối nguy hiểm và quản lý, giảm thiểu rủi ro an toàn hàng không.

Đồng thời hiểu rõ hơn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn hàng không và phòng ngừa những rủi ro, nguy hiểm trong hoạt động đảm bảo an toàn bay.

Liệu phi công mệt mỏi có phải là nguy cơ của tai nạn? Ở Mỹ người ta đã phân tích các dữ liệu yếu tố con người liên quan đến tai nạn và lịch trình bay của phi công cho thấy: Tỷ lệ các vụ tai nạn liên quan đến phi công có lịch trình bay kéo dài là cao hơn so tất cả các phi công có lịch trình bay khác. Các phân tích này gợi ý rằng giới hạn thời gian làm việc của các phi công hàng không dân dụng sẽ làm giảm nguy cơ tai nạn. Điều này có thể sẽ tốn kém và tác động đáng kể đến các hãng hàng không thương mại nhưng bù lại sẽ làm giảm nguy cơ tai nạn hàng không do mệt mỏi của phi công.

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn bay

Mới đây, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã ký ban hành Chỉ thị tăng cường công tác đảm bảo an toàn hoạt động bay. Theo đó, rà soát và bổ sung nguyên tắc ưu tiên trong công tác điều hành bay đối với các chuyến bay cất cánh- hạ cánh, lăn- cất cánh để bổ sung vào Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay.

Nhằm bảo đảm hoạt động bay an toàn, tránh các sự cố ảnh hưởng đến an toàn xảy ra trong hoạt động hàng không dân dụng, Cục trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức họp, đánh giá thực trạng công tác điều hành bay, đề xuất các giải pháp khắc phục, sớm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VAM) chỉ đạo các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nhất là cơ sở điều hành bay tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong điều hành bay; rà soát lại công tác bố trí ca/kíp trực để đảm bảo các kiểm soát viên không lưu có trình độ, kinh nghiệm phù hợp trong mỗi ca trực.

Đồng thời quán triệt kiểm soát viên không lưu tăng cường chú ý trong việc nghe tổ lái nhắc lại nội dung huấn lệnh kiểm soát không lưu; quan sát, theo dõi chặt chẽ tàu bay trong các giai đoạn tiếp cận hạ cánh, xả đà, lăn, lấy đà, cất cánh để kịp thời thông báo cho tổ lái khi phát hiện các bất thường; định kỳ nghe ghi âm hoặc trực tiếp đánh giá kiểm soát viên không lưu và ca trực về quy trình hiệp đồng, điều hành bay, việc tuân thủ thuật ngữ tiêu chuẩn, cấp, nghe, nhắc lại, phát hiện và kịp thời sửa lại huấn lệnh kiểm soát không lưu(trong trường hợp cần thiết), giám sát thực hiện huấn lệnh kiểm soát không lưu.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu VAM tổ chức thống kê các trường hợp tổ lái không tuân thủ nghiêm huấn lệnh kiểm soát không lưu (nhắc lại không đầy đủ, không đúng, thực hiện sai huấn lệnh kiểm soát không lưu), định kỳ gửi về Cục Hàng không Việt Nam để có các biện pháp xử lý phù hợp, thông báo tới các hãng hàng không nhằm ngăn ngừa tái diễn.

Tiến hành rà soát và bổ sung nguyên tắc ưu tiên trong công tác điều hành bay đối với các chuyến bay cất cánh- hạ cánh, lăn- cất cánh để bổ sung vào Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay.

Đồng thời, yêu cầu quán triệt tổ lái tuân thủ các hạn chế, giới hạn về tốc độ, độ cao của phương thức bay tại khu vực các sân bay. Thực hiện nghiêm hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam về việc nghe, nhắc lại huấn lệnh kiểm soát không lưu, có biện pháp xử lý quyết liệt đối với người lái nếu để xảy ra sự cố mất an toàn hoạt động bay liên quan đến nội dung này.

Đồng thời tuân thủ quy trình khai thác, tránh xảy ra việc hiểu nhầm huấn lệnh, không thực hiện đúng huấn lệnh và cân nhắc quyết định việc cho tàu bay khởi hành tới sân bay đến có điều kiện thời tiết bất lợi.

bell505_06042023092548.jpg
Vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến máy bay trực thăng BELL 505.

Mới đây, tại Hội nghị toàn cầu về an toàn và khai thác hàng không năm 2023, các đại biểu đã nhấn mạnh văn hóa an toàn có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện an toàn. Đại diện Vietnam Airlines cho biết đã xây dựng một nền văn hóa an toàn đến từng đơn vị, đến từng cán bộ nhân viên ở mọi cấp bậc chứ không chỉ được đảm bảo bởi hệ thống giám sát nội bộ, hệ thống quản lý bên ngoài. Vietnam Airlines cho rằng an toàn là nền tảng cốt lõi và là định hướng trong mọi hoạt động của hãng.

Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA Willie Walsh cho biết Hiệp hội có các dữ liệu xem xét, theo dõi về hành vi an toàn và đảm bảo hoạt động và có thể chia sẻ dữ liệu một cách thoải mái cũng như bảo mật thông tin.

IATA thường xuyên đưa tài liệu hướng dẫn xây dựng kịch bản, phương án khai thác chuyến bay hiệu quả, phương án chuẩn bị khẩn nguy khẩn cấp, trong đó tạo văn hóa an toàn là rất quan trọng vì nhiều người vẫn chưa lưu tâm đến an toàn bay. Dữ liệu an toàn cần hợp tác, chia sẻ nhiều hơn để giúp nâng tầm hàng không lên tầm cao mới.

Ông Willie Walsh cũng lưu ý cần sự cân bằng giữa con người và công nghệ trong đảm bảo khai thác, an toàn bay: "Công nghệ mang lại cơ hội cho con người, tự động hóa hỗ trợ an toàn tăng lên. Cần đảm bảo duy trì kỹ năng của con người cũng như lợi ích công nghệ mang đến"./.

Theo Bài viết
Copy Link
Bài liên quan
  • Nâng cao hiệu quả “4 tại chỗ” trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn hiện nay
    Việc thực hiện “4 tại chỗ” trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đang bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Vì thế, cùng với việc làm tốt công tác dự báo, phát hiện, cảnh báo sớm thì các địa phương, cơ sở, cơ quan, đơn vị cần chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả “4 tại chỗ” trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nhận diện yếu tố con người trong các mối nguy hiểm và rủi ro của hoạt động hàng không
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO