Nhân lên giá trị các mô hình văn hóa đọc trong cộng đồng

Ngô Bích Khuê| 01/05/2022 13:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Dân tộc Việt Nam tự hào có hơn 4.000 năm văn hiến và truyền thống hiếu học, có truyền thống ham học, ham đọc sách.

Cách đây khoảng 200 năm, Cao Bá Quát đã nói "đọc sách, mắt như đèn muôn dặm". Cho đến từ những ngày đầu giành chính quyền, Bác Hồ đã kêu gọi diệt giặc dốt, phát động phong trào bình dân học vụ. Cách đây 7 năm, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam (nay là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam). 

Đây là một quyết định thể hiện sự quan tâm kịp thời và tầm nhìn của Đảng và Nhà nước ta nhằm chấn hưng văn hóa đọc Việt Nam. Có thể coi đây như là một tuyên bố ban đầu để tiến tới một chiến lược sách quốc gia hoặc một luật về khuyến đọc Việt Nam.

Nhân lên giá trị các mô hình văn hóa đọc trong cộng đồng

Sau 03 năm thực hiện Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ năm 2017, phong trào đọc, văn hóa đọc ngày càng phát triển sâu rộng trong nhân dân. Môi trường đọc ngày càng được cải thiện, giúp người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin và tri thức hiệu quả hơn.

Việc phát triển, đa dạng nhiều hình thức đọc sách, mô hình đọc sách đã tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc như: Thư viện sách tư nhân, Thư viện cộng đồng, Tủ sách gia đình, Tủ sách dòng họ, Câu lạc bộ sách, Xe sách lưu động, Café sách, Phố sách, Đường sách, Thành phố sách (Thành phố Sách Phương Nam Book City)…, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí.

Bên cạnh đó, các cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc"; Chương trình "Cùng bạn đọc sách, kết nối yêu thương, lan tỏa tri thức" do Bộ VHTT&DL tổ chức đã thu hút hơn 1 triệu học sinh, sinh viên. Cuộc thi đã thể hiện trí tuệ, nỗ lực, sáng tạo, dành trọn tâm huyết và tình yêu với sách của học sinh, sinh viên. Đồng thời, huy động trao tặng hơn 5.000 cuốn sách; 5.000 khẩu trang cho các y sĩ, bác sĩ; người thân của các y, bác sĩ, bệnh nhân và những người đang ở khu cách ly do COVID-19.

Việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng có nhiều tín hiệu tích cực. Dự án Xe ôtô thư viện lưu động "Ánh sáng tri thức" do Quỹ Thiện Tâm (được sáng lập bởi Tập đoàn Vingroup), từ năm 2016 đến nay, dự án đã trao tặng 44 xe, mỗi xe có 4.500 cuốn sách, 6-10 máy tính, cùng máy chiếu phim, tài liệu điện tử, sách nói… và thực hiện hàng nghìn chuyến luân chuyển sách phục vụ lưu động tới hơn 6 triệu lượt người. 

Theo thống kê (năm 2020) của Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL): Hệ thống thư viện công cộng là 45 triệu bản sách, đạt mức bình quân 0,45 bản sách trong thư viện công cộng/người dân. Thư viện trường học (của 37 tỉnh/thành phố có báo cáo) là 103 triệu bản sách. Thư viện chuyên ngành (của 07 Bộ) có hơn 1,4 triệu bản sách. Nguồn nhân lực trong ngành Thư viện đạt trung bình 23 nhân viên/thư viện cấp tỉnh; 1,5 nhân viên/thư viện cấp huyện.

Đây là dự án có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hỗ trợ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đem lại nhiều cơ hội cho việc đọc sách của người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật không có cơ hội đến thư viện được tiếp cận với sách báo, với tri thức. 

Bên cạnh đó, Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên cũng đồng hành trong nhiều chương trình, hỗ trợ hàng trăm nghìn bản sách cho các thư viện và cộng đồng trong những năm qua.

Chương trình "Cùng bạn đọc sách - Nâng tầm trí tuệ Việt", "Hành trình Ánh sáng mùa xuân", "Xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện - Ánh sáng tri thức"... do Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL) phối hợp với Quỹ Thiện Tâm thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa đọc, tạo ra không khí vui tươi, sôi nổi đã thu hút đông đảo người dân, nhất là thanh thiếu niên tại các địa phương và có sự ủng hộ của đông đảo tổ chức, cá nhân. Các thư viện công cộng triển khai Chương trình "Cùng em đọc sách". 

Hơn 50.000 cuốn sách đã được các tổ chức, cá nhân tặng cho các thư viện trường học, thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng, không gian đọc có phục vụ cộng đồng. Nhiều chương trình, dự án như: Sách hóa nông thôn, Sách cho em, Sách ơi mở ra, Quỹ Bắc Cầu, Mọt sách Mogu, các câu lạc bộ Vùng cao yêu thương, Đọc báo Đảng, Tủ sách giải trí và giáo dục, Sách chuyền tay… mang lại nhiều cơ hội đọc và tiếp cận thông tin, tri thức, nâng cao kỹ năng đọc, tạo hứng thú đọc cho trẻ em và mọi tầng lớp nhân dân.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Dân tộc Việt Nam muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí, tăng cường phổ biến tri thức, phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn. Do vậy các cấp, các ngành cần khơi nguồn cảm hứng để mọi người Việt Nam dành thời gian cho việc đọc, việc học và tích lũy những kiến thức bổ ích, làm giàu thêm cho đời sống văn hóa, tinh thần của mình".

(Trích phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ-TTg, ngày 18/4/2019).

Thực tiễn cho thấy, mạng lưới thư viện cấp xã (cấp cơ sở) thời gian gần đây đã có bước phát triển vượt bậc sau nhiều năm có dấu hiệu bị tụt giảm. Theo thống kê của Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL), năm 2020, hệ thống thư viện công cộng có 24.102 thư viện, với 45.000.000 bản sách. Gần 59.000.000 lượt đến thư viện, tăng 99,8% so với năm 2017. Tổng lượt sách, báo phục vụ của thư viện đạt 87.000.000 lượt. 

Những kết quả này đã mang lại diện mạo mới cho ngành Thư viện, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện. Nhằm hiện thực hóa "Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2025", Vụ Thư viện đã tích cực vận động hàng trăm máy nghe nói, sách nói, điện thoại thông minh (smartphone) tặng cho người khiếm thị, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Không chỉ dừng lại ở đó, thời gian gần đây, mô hình "Thành Phố Sách - mô hình văn hóa đọc trong thời đại 4.0" do Công ty CP Văn hóa Phương Nam (Phương Nam Book City) đang phát triển mạnh mẽ tại 5 tỉnh/thành phố lớn trên toàn quốc. Mô hình này không đơn thuần là nơi bán sách và văn hóa phẩm, mà là nơi để nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau trải nghiệm một không gian văn hóa đa chiều, đa tiện ích. Hiện có nhiều người trẻ đam mê văn hóa gọi là nhà, với nhiều tình cảm chung dành cho sách, cho tri thức và cả cho một không gian văn hóa mà bất kì người Việt Nam nào cũng thấy mình thuộc về. 

Book city vừa là "nhà" nơi bạn đọc có thể nghỉ ngơi trong không gian ấm cúng, thoải mái những khu ghế ngồi tiện nghi, vừa là thư viện với hàng triệu bản sách trong và ngoài nước, vừa là thiên đường văn phòng phẩm, vừa là quán cà phê để dừng chân nghỉ lại, trò chuyện với bạn bè, vừa học thật nhiều trong những buổi giao lưu với tác giả, workshop chuyên đề.

Ngoài ra, Phương Nam Book City còn tham gia mạnh mẽ vào tiến trình chuyển đối số với website thương mại điện tử nhasachphuongnam.com nhằm xóa mờ ranh giới online, offline, tạo nên trải nghiệm liền mạch và xuyên suốt và phục vụ khách hàng liên tục 24/7. Bên cạnh đó là ứng dụng chăm sóc khách hàng KOMO+, ứng dụng này không chỉ giúp khách hàng tích điểm, được hỗ trợ, chăm sóc kịp thời mà còn để khách hàng đọc ebook mọi lúc mọi nơi. Đó còn là ứng dụng sách nói audio book đang trong quá trình phát triển và dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay nhằm lan tỏa văn hóa đọc, để người Việt đọc nhiều, đọc nhiều hơn nữa, thúc đẩy thói quen đọc sách trong cộng đồng.

Nhân lên giá trị các mô hình văn hóa độc trong cộng đồng - Ảnh 3.

Nhân lên giá trị các mô hình văn hóa độc trong cộng đồng.

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương

Để hiện thực hóa được mục tiêu của "Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" trên, Bộ VHTT&DL đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Kế hoạch nhằm xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Gắn việc phát triển văn hóa đọc với triển khai các chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có liên quan và gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Đồng thời, Bộ VHTT&DL đã tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành như: Bộ TT&TT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ... huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan chung tay phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng... Nhờ đó, nhiều hoạt động khuyến đọc đã có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa ngành thư viện với ngành giáo dục và xuất bản. Các sách, tài liệu dành cho thiếu nhi, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật đã được các thư viện quan tâm hơn.

Vấn đề thúc đẩy và phát triển văn hóa đọc là trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương. Do vậy, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm "chấn hưng" văn hóa đọc nước nhà. Theo đó, hệ thống chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa đọc đã được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản như: Luật Thư viện (21/11/2019), "Đề án Phát triển văn hóa đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời... Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện triển khai, tạo nên diện mạo mới cho văn hóa đọc nước nhà.

Việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc đã xác định hệ thống thư viện công cộng sẽ là tiên phong thực hiện nhiệm vụ này. Theo thống kê, hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay có 24.102 thư viện trải rộng từ cấp tỉnh, huyện, xã và đến các phòng đọc cơ sở. 

Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo và phối hợp của nhiều Bộ, ngành, cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương, không chỉ hệ thống thư viện công cộng mà thư viện của các cơ sở giáo dục, thư viện chuyên ngành, các điểm Bưu điện văn hóa xã, các tủ sách có phục vụ cộng đồng... cũng đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Đặc biệt, được sự chung tay đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương (hiện tất cả UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và 06 Bộ, ngành đã ban hành Kế hoạch thực hiện triển khai Đề án Phát triển văn hóa đọc trong phạm vi quản lý), nguồn kinh phí để triển khai công tác phát triển văn hóa đọc đã được bố trí, phân bổ. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã thực sự quan tâm đầu tư cho hoạt động này. 

Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong quá trình triển khai Đề án là công tác xã hội hóa đã được đẩy mạnh và thu hút nguồn lực tài chính từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng chung tay cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng như: Dự án Xe ô tô thư viện lưu động cho 4 tỉnh thành được tài trợ bởi Tập đoàn Vingroup; các dự án trao tặng hàng nghìn cuốn sách của Tập đoàn Trung Nguyên; Công ty First News; tổ chức GNI Hàn Quốc; các nhà sách; các nhà xuất bản: Giáo dục, Giao thông, Phụ nữ...

Tuy đã đạt những hiệu quả bước đầu trong việc triển khai "Đề án Phát triển văn hóa đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", nhưng các nguồn lực vẫn còn một số hạn chế như: Nguồn kinh phí vẫn chưa được bố trí đồng đều giữa các địa phương, Bộ, ngành. Ngân sách dành cho xây dựng, phát triển nguồn lực làm thông tin còn thiếu. Nguồn tài nguyên thông tin chưa đáp ứng được mục tiêu 1 bản sách trong hệ thống thư viện công cộng/người dân mà Đề án Phát triển hóa đọc đã xác định đạt được vào năm 2020. Một số thư viện cấp tỉnh chưa có trụ sở riêng biệt; cơ sở vật chất nhiều thư viện các cấp còn nghèo nàn, chật chội, cũ kỹ, chưa được đầu tư thỏa đáng...

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: "Trong vòng 5 năm tới, chúng phải làm rất nhiều việc nữa. Số cuốn sách tăng 50%, số bản sách tăng 100%. Nhiều cơ chế chính sách mới phải được ban hành để chấn hưng văn hóa đọc Việt Nam. Ngày sách, tủ sách, đường sách, hội chợ sách, giờ đọc sách sẽ được phổ cập rộng rãi. Giải thưởng sách Quốc gia sẽ được đổi mới, tổ chức với qui mô lớn hơn, thu hút sự quan tâm của xã hội, với giải thưởng lớn hơn. Hợp tác quốc tế về sách rộng rãi hơn".

Trích phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ-TTg, ngày 18/4/2019

Bên cạnh sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển không ngừng (cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0), công nghệ thông tin được xác định sẽ là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển văn hóa đọc. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành xuất bản, ngành thư viện sẽ làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động của hệ thống các thiết chế phục vụ phát triển văn hóa đọc theo hướng hiện đại hơn, hiệu quả hơn, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin đến với đông đảo người dân.

Đồng thời, việc thay đổi nhận thức sẽ được thực hiện bằng các chính sách, các giải pháp về thông tin tuyên truyền cần được triển khai đồng bộ với nhiều chương trình đa dạng, hình thức phong phú, sáng tạo trên nhiều kênh như các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, tuyên truyền cổ động trực quan, lồng ghép qua các hình thức khác... Từ hiệu quả triển khai các chương trình phát triển văn hóa đọc sẽ được xã hội ghi nhận, tạo niềm tin trong nhân dân về hiệu quả của chương trình này, hướng đến sự lôi cuốn, tham gia ngày càng đông đảo của cộng đồng để cùng chung tay phát triển văn hóa đọc.

Theo ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL): Để thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trong giai đoạn mới, Vụ Thư viện đã tham mưu với lãnh đạo Bộ VHTT&DL đề xuất với Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo tiếp tục thực hiện và xác định rõ các chỉ tiêu cho Đề án Phát triển văn hóa đọc trong giai đoạn 2021- 2030; kiến nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm hơn nữa, tập trung thêm nguồn lực tạo điều kiện phát triển văn hóa đọc trên địa bàn; kiến nghị các Bộ, ngành đưa kế hoạch triển khai Đề án Phát triển văn hóa đọc vào nhiệm vụ hàng năm và một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua của từng cơ quan đơn vị. 

Đồng thời lồng ghép việc phát triển văn hóa đọc vào tất cả các phong trào, từ xây dựng gia đình văn hóa, khuyến học, khuyến công, khuyến nông. Đặc biệt, cần tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích mọi người biết đến sách, tôn vinh các tác giả, các nhà khoa học, chuyên gia, văn nghệ sĩ; những người đưa sách đến cộng đồng, đến với mọi người, mọi nhà…

Cũng theo ông Phạm Quốc Hùng, để hiện thực hóa mục tiêu của Đề án phát triển văn hóa đọc giai đoạn 2021 - 2030, các cấp, ngành, địa phương cần: Nâng cao nhận thức trong mỗi cán bộ địa phương, cơ quan, bộ ngành cũng như một bộ phận người dân về vai trò của văn hóa đọc trước yêu cầu mới; Thực hiện các giải pháp nâng cao nguồn lực thông tin, hướng tới đạt được chỉ tiêu về 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng đã được đặt ra. Nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm phục vụ nhân dân, bạn đọc. Chuyển đổi số ngành thư viện, ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc phục vụ, phát triển văn hóa đọc một cách thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh sản xuất các loại sách nói, sách điện... tử theo xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

"Để giải quyết được các vấn đề trên, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thư viện phát triển văn hóa đọc, trong đó chú trọng đến các nội dung về xã hội hóa, thu hút nguồn lực, phát triển công nghệ thông tin...; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội; chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát, khen thưởng kịp thời trong công tác phát triển văn hóa đọc", ông Hùng nêu rõ./.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 4 tháng 4/2022)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Nhân lên giá trị các mô hình văn hóa đọc trong cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO