Diễn đàn

Nhiều chính sách mới góp phần thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội

Trường Thanh 28/11/2024 12:30

Nhìn lại một năm qua, Bộ TT&TT nhận thấy, lĩnh vực thông tin điện tử đã có những đóng góp tích cực cho ngành TT&TT nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung.

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử (TTĐT) năm 2024, định hướng năm 2025 và phổ biến Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các Sở TT&TT trên toàn quốc.

Lĩnh vực TTĐT đã có những đóng góp tích cực cho đời sống xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết: Nhìn lại một năm qua, Bộ TT&TT nhận thấy, lĩnh vực TTĐT đã có những đóng góp tích cực cho ngành TT&TT nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung, cụ thể:

Mạng xã hội (MXH) trong nước đã dần thu hút được đông người sử dụng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế sức ảnh hưởng, tác động của thông tin trên các MXH trong nước vẫn còn hạn chế so với các nền tảng xuyên biên giới.

dsc_9693(1).jpg
Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Các nền tảng xuyên biên giới trong năm qua đã có bước tiến tích cực trong việc hợp tác với cơ quan quản lý để xử lý các nội dung vi phạm và đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân nhận biết và cảnh giác với tin giả, tin lừa đảo.

Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc của Bộ TT&TT đã kết nối với các Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc tại địa phương để hình thành mạng lưới xử lý tin giả quốc gia (20 tỉnh, thành phố đã có bộ phận xử lý tin giả, tin xấu độc theo hướng dẫn của Bộ TT&TT).

Nhờ vậy, hiện nay các địa phương đã chủ động xác minh và xử lý ngay được vi phạm tại địa bàn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương đối với vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương.

Trong những năm qua, tình trạng “báo hóa” trang tin và MXH đã được Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương nhận diện, tập trung chấn chỉnh kịp thời với việc triển khai hàng loạt các giải pháp: Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí xem xét đình chỉ hoạt động...

Nhờ đó, tình trạng “báo hóa” trang TTĐT tổng hợp, MXH đã giảm đáng kể, dù có lúc, có nơi vẫn còn một số vi phạm.

Hoạt động quản lý quảng cáo xuyên biên giới đã đi vào nề nếp, các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ lớn đều ý thức, nhận thức phải tuân thủ quy định về quảng cáo.

Trong năm qua, Bộ TT&TT đã phối hợp cùng với các DN sản xuất và phát hành trò chơi điện tử triển khai được nhiều hoạt động quan trọng có tính chất định hướng phát triển ngành, như: Đã tổ chức được lần thứ 2 Ngày hội Gameverse 2024, mang tầm vóc quốc tế với sự tham gia của hơn 60 DN trong và ngoài nước, các nền tảng xuyên biên giới lớn cùng tham gia với chuỗi nhiều hoạt động, sự kiện, hội thảo, cuộc thi hỗ trợ các DN khởi nghiệp, hợp tác kêu gọi đầu tư nước ngoài; Xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030.

“Điều này cho thấy các DN đã sát cánh với cơ quan quản lý cùng nhau thúc đẩy ngành game Việt Nam phát triển vươn tầm thế giới”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tình trạng game lậu, game cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường game trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng. Trong năm 2025, các cơ quan quản lý có liên quan, các DN game trong nước cần phối hợp để rà quét, phát hiện và triệt để xử lý tình trạng game lậu, game bất hợp pháp.

Trước những kết quả đã đạt được, thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long ghi nhận sự nỗ lực và đóng góp của các tổ chức, DN cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực TTĐT.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng cho biết, ngày 9/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng MXH của người Việt Nam như quy định về bắt buộc các MXH phải: Thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên MXH - quy định này nhằm hạn chế tình trạng người dùng ẩn danh để lừa đảo, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản MXH.

Ngoài ra, Nghị định 147 sẽ tập trung triển khai xử lý vấn đề báo hóa trang TTĐT tổng hợp, MXH; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền thực hiện các thủ hành chính về cấp phép game từ Bộ xuống các đơn vị thực thi, từ Trung ương xuống địa phương; Bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý thông tin trên mạng theo nguyên tắc “các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia quản lý ngành, lĩnh vực trên mạng như trong đời thực”… và nhiều quy định khác nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực thông tin điện tử.

Năm 2024, doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Thông tin thêm về hoạt động TTĐT năm 2024 và định hướng năm 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết: Năm 2024, đã có thêm 80 trang TTĐT tổng hợp và 40 MXH trong nước được cấp phép.

dsc_9720(1).jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền báo cáo tại Hội nghị.

Tổng số lượng tài khoản người Việt Nam sử dụng MXH trong nước khoảng 110 triệu tài khoản. Tổng số tài khoản người Việt Nam sử dụng MXH nước ngoài khoảng 203 triệu tài khoản.

Trong đó, số người dùng Zalo hàng tháng (tính đến 30/6/2024) là 76,5 triệu người dùng. Số người dùng Facebook tại Việt Nam là 72 triệu, YouTube đạt 63 triệu và Tiktok là 67 triệu người dùng.

Đến thời điểm hiện tại, nền tảng Zalo có đông tài khoản đăng ký sử dụng hơn 3 nền tảng xuyên biên giới.

Năm 2024, Bộ TT&TT đã cấp 23 giấy phép trò chơi điện tử G1, 30 giấy chứng nhận trò chơi điện tử G2, G3, G4. Bộ TT&TT cũng đã cấp cấp 13 giấy xác nhận thông báo thông tin liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

Theo ước tính của Cục PTTH&TTĐT, năm 2024 doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2023. Số lượng lao động ngành game năm 2024 ước khoảng 4.100 người, tăng 31% so với năm 2023.

dsc_9688.jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Trong năm 2024, Bộ TT&TT và Sở TT&TT các địa phương đã kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh 236 trang TTĐT, trang TTĐT tổng hợp, MXH, tài khoản MXH. Trong đó, xử phạt 46 trường hợp với tổng số tiền phạt là hơn 1 tỷ đồng,

Các Sở TT&TT địa phương cũng đã thực hiện kiểm tra 1.040 trang TTĐT tổng hợp, MXH, phát hiện, xử lý và chấn chỉnh 290 trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (20 trường hợp biểu hiện “báo hóa”), rà soát xử lý 83 tên miền có dấu hiệu vi phạm (buộc thu hồi 2 tên miền).

Năm 2024, Bộ TT&TT tiếp tục duy trì việc đấu tranh, yêu cầu các nền tảng phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam. Kết quả là Facebook đã chặn, gỡ 8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam (tỷ lệ 94%); Google đã chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube (tỷ lệ 91%); TikTok chặn, gỡ 971 nội dung vi phạm, (tỷ lệ 93%)./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • 83 tác phẩm báo chí được vinh danh tại Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba
    Trong năm thứ ba phát động, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) đã lựa chọn 83 tác phẩm xuất sắc để trao 8 giải A, 15 giải B, 20 giải C, 40 giải Khuyến khích. Năm nay, Báo Nhân Dân đoạt 2 giải B và 1 giải C ở các thể loại báo in và báo điện tử.
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • 2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
    Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.
  • Truyền thông về biến đổi khí hậu từ góc nhìn khoa học, văn hóa và xã hội
    Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người trên thế giới hiện nay, thể hiện qua thiên tai khốc liệt (siêu bão, lũ lớn, sạt lở đất nghiêm trọng…) và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng gay gắt, mưa đặc biệt lớn…).
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
Nhiều chính sách mới góp phần thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO