Nhìn lại một năm qua, Bộ TT&TT nhận thấy, lĩnh vực thông tin điện tử đã có những đóng góp tích cực cho ngành TT&TT nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung.
Đây là một trong những giải pháp được nhà báo Nguyễn Hải Đăng, Ban Tuyên truyền lý luận (Báo Nhân dân) đưa ra hướng đến một nền truyền thông xã hội lành mạnh và giàu sức lan tỏa.
Đây là một trong những giải pháp Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương đề xuất để giúp truyền thông trên mạng xã hội hiệu quả và mang lại giá trị tích cực.
Trước sự tràn lan của nạn tin giả, các toàn soạn báo chí cần có hành động mạnh mẽ để đối phó với những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, hoang tin, thông tin bóp méo sự thật gây phương hại cho các cá nhân, tổ chức, quốc gia.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan những video có nội dung xấu độc, nhảm nhí, giật gân đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam hoặc tuyên truyền những thói hư, tật xấu, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống của giới trẻ, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống một cách báo động.
Thời gian vừa qua, Hà Tĩnh là địa phương đã chú trọng, nâng cao vài trò, năng lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thông tin trên mạng xã hội (MXH), dịch vụ internet, thuê bao di động.
Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, chiều ngày 16/6 năm 2020, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TT&TT đã tổ chức tọa đàm “Kinh nghiệm thanh niên tham gia ứng xử đối với thông tin xấu độc trên mạng xã hội”.
Mạng xã hội với đặc tính lan truyền nhanh, có khả năng mở rộng phạm vi tác động, vượt qua rào cản về địa lý, gây tác hại trên diện rộng hơn bất cứ hình thức chống phá nào khác của các thế lực thù địch. Vì thế, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra là mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần phải tỉnh táo nhận thức đúng đắn, đầy đủ trách nhiệm của mình khi tham gia truyền tải thông tin trên mạng xã hội.
Luật An ninh mạng có những quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu, độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này.
Một nguồn tin cho phóng viên VietnamPlus hay, trong buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông chiều hôm nay (26/4), đại diện của Facebook bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác trong việc ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nhận diện thông tin xấu độc và ngăn chặn hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử là rất quan trọng.
Thời gian gần đây, trên mạng Internet liên tục xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về tình hình nội bộ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn trả lời phỏng vấn về hiện tượng này.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ đang và sẽ quyết tâm đấu tranh với những thông tin xấu, độc hại bằng cách đưa các thông tin chính thống kịp thời lên mạng xã hội.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu trong chương trình truyền hình "Đối thoại và Chính sách" của VTV1 tối 14/01/2015 với chủ đề "Đối phó với thông tin nguy hại". Thứ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ rõ hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm: xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân. Đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam.