Những công nghệ mới đang khiến cả thế giới rung chuyển

Trương Khánh Hợp, Trịnh Đình Trọng| 09/08/2018 14:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Công nghệ in 3D và công nghệ robot đang là tác giả của việc tạo ra các bộ phận nhân tạo cho những người khuyết tật. Nhưng nếu như bạn là kiểu người tham lam muốn có thêm hẳn một cánh tay? Nếu như ý tưởng cả đời có thể đi bằng ba chân thành sự thực? Đừng lo, các nhà khoa học có thể chiều lòng bạn.

Sau đây là 5 công nghệ mới tuy vẫn đang nằm trong phòng thí nghiệm nhưng đã khiến cả thế giới quan tâm:

Tay máy

standing in doc oc suit

Có lẽ được lấy cảm hứng từ Doctor Octopus trong Spider Man, các nhà khoa học tại MIT đã tạo ra một bộ thiết bị trên người gọi là Supernumerary Robotic Limbs (SRL). Dù bạn có ước mơ có thêm chân tay hay không, đây cũng là dự án lý tưởng dành cho bạn.

"Những bộ phận máy này có thể cử động độc lập với tay chân của người dùng, vậy nên điều này khiến chúng ta có thể thực hiện những công việc phức tạp."  nhà nghiên cứu Federico Parietti nói."SRL cũng có thể hợp tác với người dùng để hỗ trợ những công việc hàng ngày một cách hiệu quả hơn."

Những trường hợp có thể áp dụng là khá đa dạng từ công cụ lao động cho tới bảo vệ, hỗ trợ người già đi lại.

Metalimb

Đây là tình huống quen hơn: Bạn đang gõ máy tính bằng cả 2 tay, bất ngờ điện thoại rung lên. Bạn có muốn tạm thời ngắt quãng công  việc vè với lấy cái điện thoại không? Dĩ nhiên là không: Bạn có tay robot cầm điện thoại và giữ nó trên tai để bạn có thể vừa đánh máy vừa nói chuyện cùng một lúc.

Hay ít nhất, đó là điều bạn sẽ làm với MetaLimbs của Đại học Tokyo trở nên phổ biến. Được điều khiển bởi bàn chân và gót chân người dùng, MetaLimbs cho phép người sử dụng di chuyển một đôi tay robot đi khắp nơi và còn cầm nắm vật thể đi cùng.

Dĩ nhiên, bạn cũng có thể dùng loa ngoài để nghe điện, nhưng còn gì là công nghệ cao nữa?
DoubleHand

Chúng ta đang sống trong thời đại cạnh tranh toàn cầu 24/7, nơi mà người chiến thắng là những người  có thể đưa ra những sản phẩm gẫn gũi nhất. Với một thế giới như vậy, có thêm một cánh thôi là chưa đủ. May thay, công ty startup YouBionic của Ý đã cho ra mắt sản phẩm tay kép.

Hỗ trợ bởi Arduino, các tay 3D được gắn vào khung được mặc bởi người vận hành. Bằng cách di chuyển các ngón tay với tốc độ khác nhau, người dùng có thể điều khiển mỗi tay một cách riêng biệt. Sẽ khá khó khăn để học cách làm chủ  các chuyển động - nhưng chắc chắn sếp của bạn sẽ rất thích năng suất làm việc mới của bạn.

Brain-controlled limbs

Với các bộ phận phụ để được phổ biến rộng rãi, điều cần thiết là phải có một hệ thống điều khiển bằng trực giác. Đó là thứ các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Viễn thông tại Kyoto, Nhật Bản đang thử nghiệm - một cách để điều khiển tay thứ 3 sử dụng suy nghĩ.

Điều này đạt được bằng cách dùng các điểm kết nối với đầu người dùng để theo dõi hoat động não bộ, và biến nó thành một lệnh di chuyển. Dùng công nghệ này, chúng ta có thể làm việc thường ngày và có thêm những cánh tay hỗ trợ.

"Trong thí nghiệm, chúng tôi dùng các cánh tay máy giống người để thử nắm chai, và chúng còn giữ cân bằng được một quả bóng," Christian Penaloza, một nhà nghiên cứu cho biết."Chúng tôi có thể nghĩ ra được những ứng dụng tương lai cho hê thống này, như xây dựng hay sản xuất có thể trang bị thêm bộ phận máy cho công nhân để tăng năng suất, hoặc kể cả ohi hành gia vũ trụ. Có lẽ trong tương lai, chúng ta có thể dùng hệ thống này để điều khiển nhiều thứ khác nữa."

Ngón cái thứ 3

Phân vân giữa việc lựa chọn một cánh tay hoặc một bàn tay? Không vấn đề: một sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hoàng gia tại London đã tạo ra một ngón cái chức năng có thể điều khiển bằng chân.

Bộ phận được điều khiển qua hai cảm biến trong giày người dùng, từ đó gửi tín hiệu qua bluetooth. Với một cảm biến điều khiển uốn và kéo dài, trong khi điểm còn lại điều khiển việc khép mở, như một ngón cái bình thường.

"Ngón cái thứ ba khai thác mối quan hệ giữa cơ thể và công nghệ theo một hướng mới," tác giả Dani Clode nói." Nó vừa là công cụ, vừa là trải nghiệm, vừa là kiểu mẫu để chúng ta hiểu rõ hơn về phận con người trên góc độ nhân tạo."

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Những công nghệ mới đang khiến cả thế giới rung chuyển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO