Nước Mỹ đối mặt với nguy cơ thiếu thịt mùa Covid-19: Nhà chăn nuôi phải giết lợn con vì lợn xuất chuồng bị ế

Thu Ngọc| 14/04/2020 18:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều nhà máy chế biến ở Mỹ đã đóng cửa khiến người chăn nuôi không bán được lợn trong khi người tiêu dùng có thể thiếu thịt để mua.

Mỹ đối mặt nguy cơ thiếu thịt

Hãng tin AP đưa tin, việc một số nhà máy chế biến thịt hàng đầu tại Mỹ đang tạm thời đóng cửa vì công nhân bị nhiễm Covid-19 đã dấy lên lo ngại rằng nước Mỹ có thể rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung thịt bò, lợn và gia cầm trong siêu thị.

Chuỗi cung ứng thịt rất dễ bị ảnh hưởng do công đoạn chế biến đang được diễn ra chủ yếu tại các nhà máy lớn, có công suất chế biến lên tới hàng chục ngàn con gia súc mỗi ngày.Vì vậy, khách hàng có thể nhận thấy tình trạng thiếu thịt ngay khi một số nhà máy tạm ngưng hoạt động.

Ví dụ, hãng thực phẩm Smithfield đã buộc phải đóng cửa ở thành phố Sioux Falls, bang Nam Dakota, sau khi gần 300 trong tổng số 3.700 công nhân có xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Được biết, nhà máy này hàng ngày cung cấp khoảng 5% lượng thịt lợn cho người dân Mỹ.

Ngoài ra, các điều kiện làm việc tại các nhà máy chế biến thịt cũng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của virus. Công nhân thường đứng sát cạnh nhau và tập trung rất đông trong phòng thay đồ để thay quần áo trước và sau ca làm việc.

Hàng trăm công nhân tại các nhà máy chế biến thịt ở bang Colorado, South Dakota, Iowa, Pennsylvania, Mississippi và các bang khác đã nhiễm virus corona. Công suất của các nhà máy vẫn đang hoạt động cũng bị giảm mạnh do thiếu hụt năng suất của những công nhân bị ốm hoặc nghỉ làm ở nhà vì lo nhiễm bệnh.

Mặc dù lãnh đạo nhiều công ty cam kết thực hiện các công tác giữ vệ sinh cho các nhà máy và đưa năng suất quay trở lại mức bình thường trong thời gian ngắn nhất nhưng rất khó để giữ cho các công nhân an toàn trong môi trường làm việc quá chật hẹp.

Nước Mỹ đối mặt với nguy cơ thiếu thịt mùa Covid-19: Nhà chăn nuôi phải giết lợn con vì lợn xuất chuồng bị ế - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đóng cửa gây ra nguy cơ thiếu thịt ở Mỹ. Ảnh: AP

Bà Paula Schelling, Quyền Chủ tịch Hiệp hội thanh tra thực phẩm trong Liên đoàn Công nhân viên chức chính phủ Mỹ (AFGE) cho biết, “khi bạn làm việc trong dây chuyền giết mổ gia súc hoặc trong dây chuyền chế biến thì không áp dụng giãn cách xã hội được”.

Hiện tại, sản lượng thịt sụt giảm đang được bù đắp chủ yếu bởi lượng thịt đông lạnh, chia sẻ của ông Glynn Tonsor, nhà kinh tế nông nghiệp tại Đại học Kansas State. Các hãng cũng đang chuyển lượng thịt dành cho các nhà hàng hiện đang đóng cửa sang hệ thống siêu thị.

Ít nhất 6 nhà máy chế biến thịt lợn, gà và bò đã tạm thời đóng cửa. “Nhiều nhà máy có thể đóng cửa trong 1-2 ngày, và thị trường vẫn có thể tự điều tiết được. Nhưng nếu 4 hay 5 nhà máy lớn nhất ngưng hoạt động trong hai tuần liền thì câu chuyện hoàn toàn khác”, ông Tonsor nói.

Công suất chế biến thịt giảm xuống cũng làm giảm thu nhập của những người chăn nuôi gia súc. “Việc ngừng chế biến thịt lợn ở đầu chuỗi cung ứng sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại cho các công đoạn phía trước và gây ra tình trạng trì trệ cho toàn bộ chuỗi cung ứng", ông Dermot Hayes, Giáo sư kinh tế và tài chính tại Đại học bang Iowa nhận định.

Các công ty tăng lương khuyến khích người lao động

Nông dân đang bị buộc phải giết lợn con vì những con lợn đến tuổi xuất chuồng trước đó thì hiện tại đang ở trong chuồng nuôi. Chính điều này đã khiến cho người chăn nuôi không kiếm được tiền từ các con lợn này. Đối với những con đủ lớn xuất chuồng, giá bán của chúng đã giảm khoảng 50% so với mức giá một tháng trước đây. Giá thịt đã qua chế biến giảm khoảng 30%.

Sản lượng thịt sụt giảm, giá bán thịt thấp đồng nghĩa là người tiêu dùng đang trả giá cao hơn, ông Chad Hart, nhà kinh tế nông nghiệp tại Đại học bang Iowa.

Hãng Tyson, Cargill và các công ty chế biến thịt tên tuổi khác cho biết, họ đang áp dụng một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà mày như kiểm tra thân nhiệt của mọi người ra vào nhà máy, lắp các tấm nhựa trong suốt giữa các khu làm việc và dựng thêm lều để cho công nhân ngồi ăn trưa. Tuy vậy, các nhà phê bình lo ngại rằng công nhân tiếp tục làm việc trong khoảng cách rất gần nhau thì các biện pháp đó không hiệu quả cao.

Theo AP, giới chức y tế Mỹ hiện không coi dịch COVID-19 đe dọa đến an ninh thực phẩm nhưng họ khuyên các công nhân nên duy trì khoảng cách an toàn với nhau. Tuy nhiên, theo cô Lily Ordaz Prado, người vừa mới nghỉ việc tại nhà máy Smithfield ở Sioux Falls, cô đã không thấy những khuyến nghị được áp dụng khi phòng thay đồ và dây chuyền chế biến luôn đông đúc. Người phụ nữ này cho biết quyết định nghỉ việc tại Smithfield là một quyết định đúng đắn nhất mà cô từng làm.

  • Thiếu thốn vật tư y tế, thuế đánh vào hàng Trung Quốc càng khiến Mỹ gặp khó trong cuộc chiến chống Covid-19

Lãnh đạo hãng Smithfield cũng đồng tình với cách làm của nhà máy Sioux Falls và cho biết công ty đang thực hiện “các biện pháp phòng ngừa tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên”.

Trong khi đó, ông Hector Gonzalez, Phó chủ tịch nhân sự cấp cao của Tyson Food, cho biết hãng thực phẩm này đang thực thi những thay đổi quan trọng cho khoảng 140.000 công nhân của mình như kéo dài thời gian làm việc tại các dây chuyền sản xuất và lắp thêm tấm chắn nhựa giữa các khu làm việc.

Các công ty chế biến thịt khác cũng thông báo họ đã đẩy mạnh việc công tác giữ gìn vệ sinh và cấm người tới thăm nhà máy. Nhiều doanh nghiệp chế biến thịt lớn cũng đang trả lương công nhân cao hơn để họ tiếp tục làm việc trong đại dịch. Ví dụ, hãng JBS USA thưởng cho công nhân một khoản tiền mặt có trị giá 600 USD/lần. Hãng Cargill đã tạm thời trả thêm mức lương trả theo giờ lên 2 USD/giờ.

Hầu hết các công ty đóng gói thịt cũng đang áp dụng chính sách đi làm và nghỉ ốm linh hoạt để đảm bảo rằng người lao động có thể nhận được một khoản tiền lương nếu họ phải ở nhà sau khi có xét nghiệm dương tính hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Ông Marc Perrone, Chủ tịch Hiệp hội người lao động thương mại và thực phẩm Mỹ cho biết, “hầu hết các hãng chế biến thịt mà chúng tôi biết đều đang cố gắng hết sức để giảm bớt những tác động tiêu cực của dịch bệnh. Chúng tôi mong muốn đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tiếp tục cung cấp thịt ổn định cho thị trường”.

Nước Mỹ đối mặt với nguy cơ thiếu thịt mùa Covid-19: Nhà chăn nuôi phải giết lợn con vì lợn xuất chuồng bị ế - Ảnh 4.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nước Mỹ đối mặt với nguy cơ thiếu thịt mùa Covid-19: Nhà chăn nuôi phải giết lợn con vì lợn xuất chuồng bị ế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO