Phát hành phiên bản đặc biệt đồng tiền vàng bản vị đầu tiên của Việt Nam

Hoàng Linh| 27/08/2019 21:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Phiên bản giới hạn đặc biệt Đồng tiền vàng kỷ niệm, theo đúng nguyên mẫu đồng vàng bản vị năm 1948 chính thức được công bố hôm nay 27/8, tại Hà Nội.

Với mục đích xây dựng các sản phẩm lưu niệm gắn với tài liệu, hiện vật đang được lưu giữ và phát huy giá trị tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thông qua đó giới thiệu về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới công chúng trong nước và bạn bè quốc tế, đồng thời nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Tem Việt Nam - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành phiên bản giới hạn đặc biệt: Đồng tiền vàng kỷ niệm, theo đúng nguyên mẫu đồng vàng bản vị "20 Việt” năm 1948.

Phiên bản kỷ niệm Đồng tiền vàng bản vị

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương in và phát hành đồng tiền riêng để khẳng định chủ quyền về kinh tế, tài chính, tiền tệ của một quốc gia độc lập.

Năm 1948, trước tình hình chiến tranh ngày càng mở rộng và khó khăn, Sắc lệnh số 119/SL10 ngày 8/7/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Theo đó, Hội đồng Chính phủ cho đúc tiền bằng vàng nguyên chất, trọng lượng 0,375g, lấy tên là đồng “Việt” và quy định đồng “Việt” là đơn vị tiền tệ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Là đồng tiền bản vị vàng đầu tiên của nước ta, đồng “Việt” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, tượng trưng cho hệ thống tiền tệ độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình sản xuất, các đồng tiền này phải chịu sự giám sát vô cùng nghiêm ngặt và được đưa ra trước Hội đồng Chính phủ để kiểm duyệt nhiều lần.

Đồng vàng “Việt” được sản xuất với số lượng hạn chế và không được lưu thông rộng rãi. Bởi giá trị quý giá đó mà đồng vàng “Việt” được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng làm quà tặng cho các Bộ trưởng trong Chính phủ, quan khách quốc tế và đồng bào Nam Bộ.

Đồng vàng “Việt” có các mệnh giá: 50 “Việt”, 20 “Việt” và 10 “Việt”. Trong đó, đồng 20 “Việt” là đồng vàng được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm quà tặng cho các Bộ trưởng trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại mặt trước, chính giữa đồng tiền có in mệnh giá 20 “Việt” với ngôi sao 5 cánh ở hai bên, ở dưới chữ "20 Việt” là hình hai bó lúa được xếp chéo nhau và số 1948; mép trên cùng có dòng chữ in nổi “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”; mép dưới cùng có dòng chữ “Nặng 8g 325 nguyên chất”; xung quanh đồng vàng có khắc hình răng cưa nhỏ.

Tại mặt sau, chính giữa là hình in nghiêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mép trên cùng có dòng chữ in nổi “Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Có thể nói, những đồng tiền vàng này không chỉ khẳng định nền độc lập tài chính của nước ta mà còn minh chứng rõ nét cho mối quan hệ khăng khít giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đồng chí, cộng sự của Người trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tất cả đồng cam cộng khổ, nguyện một lòng theo Đảng, chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Hiện nay mới tìm được 3 đồng tiền vàng mệnh giá 20 ”Việt”, đó là: Đồng 20 “Việt” của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh; Đồng 20 “Việt” của bà Nguyễn Thị Thập đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh và đồng 20 “Việt” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Anh đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Đồng 20 “Việt” của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tại chiến khu Việt Bắc, trong khoảng từ năm 1948 đến năm 1951. Năm 2013, đồng tiền được bà Nguyễn Thị Trường, phu nhân Bộ trưởng, trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh để bảo quản và phát huy giá trị lâu dài.

Bà Trường kể lại: Nhà tôi lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và được trao đồng tiền vàng. Nói là Cụ cho mỗi Bộ trưởng một đồng, chắc các ông cũng biết đấy. Ông Nguyễn Chí Thanh một đồng, ông Võ Nguyên Giáp một đồng, nhà tôi một đồng, ông Đỗ Đình Thiện một đồng và ông Phan Anh một đồng…

Đồng tiền vàng phiên bản 2019 được giới thiệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; Công ty Tem, số 14 Trần Hưng Đạo, Hà Nội và số 18 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 2/9/2019.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Phát hành phiên bản đặc biệt đồng tiền vàng bản vị đầu tiên của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO