Theo khảo sát của Bộ Tư pháp, chỉ có 38% doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận pháp chế, trong đó, chưa đến 50% doanh nghiệp có bộ phận pháp chế chuyên trách.
Nhằm triển khai toàn diện, hiệu quả, đúng mục tiêu Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong Ngành Tư pháp, chiều 28/9, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Bộ Tư pháp tổ chức Toạ đàm “Chuyển đổi số ngành Tư pháp”.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform - NDXP) được ví như “xương sống” phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm dòng chảy dữ liệu được thông suốt, an toàn, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trên quy mô toàn quốc.
Chiều 25/2, Bộ Công An đã tổ chức khai trương Hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác quản lý Nhà nước, sử dụng giấy tờ của công dân từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử.
Liên quan đến vụ kiện chống độc quyền về sự thống trị của công cụ tìm kiếm trên thiết bị di động, Google đã bác bỏ các tuyên bố của DOJ trong một hồ sơ gửi lên tòa án, nhấn mạnh rằng các giao dịch với các nhà cung cấp Apple, Android là hợp pháp hợp lý và ủng hộ sự cạnh tranh.
Vấn đề thời sự này được Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp trong đó cần chủ động thông tin chính thống để xây dựng được niềm tin vào sự thật, niềm tin vào sự lãnh đạo, vai trò của Đảng, Nhà nước để đẩy lùi mọi thông tin sai trái, bịa đặt.
Tòa phúc thẩm khu vực Quận Columbia đã nhất trí nhanh chóng xem xét đơn kháng cáo của Bộ Tư pháp Mỹ về phán quyết của thẩm phán ngăn chặn lệnh cấm tải ứng dụng TikTok.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) không chỉ diễn ra trên quy mô tất cả các lĩnh vực trong một quốc gia, khu vực mà diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp, lĩnh vực, tác động mạnh đến hệ thống quản lý của một đất nước, cũng như hệ thống quản trị toàn cầu.
Những vấn đề pháp lý liên quan đến luật như: Hợp đồng, kinh tế chia sẻ, lưu hành về tài sản mã hóa ở Việt Nam… đã được các chuyên gia pháp luật thảo luận sôi nổi tại Hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và một số vấn đề pháp lý về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường”, do Viện khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức ngày 30/7, tại Hà Nội.
Một trong những tiêu chí quan trọng, không thể thiếu khi đánh giá sự phát triển của một xã hội số, đó chính là sự công bằng trong chia sẻ và bảo vệ dữ liệu. Để có được tiêu chí này, nhất thiết phải có chiến lược quốc gia về dữ liệu, đây được coi là nền tảng cho việc thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Ước tính việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được công bố ngày hôm nay (1/7) trên Cổng Dịch vụ công Quốc Gia (DVCQG) có thể giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí thực hiện của người dân, doanh nghiệp (DN) tối thiểu khoảng 1.686 tỷ đồng/năm.