Truyền thông

Phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trần Đình Hoạch 15:25 11/11/2024

Những năm qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều đóng góp trong công tác vận động đồng bào tham gia xây dựng Đảng, thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, tuyên truyền giúp bà con trong địa bàn phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn, giữ vững trật tự an ninh chính trị, an toàn xã hội…

anh-1.jpg
Tại Hội nghị gặp mặt, biểu dương, Người có uy tín đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS xây dựng cuộc sống ấm no.

Theo thống kê, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chiếm 46,23%, trong đó, dân tộc Jrai chiếm 30,37%, dân tộc Bahnar chiếm 12,51%, các dân tộc khác chiếm 3,35%. Toàn tỉnh hiện có 955 NUT trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, họ là trung tâm đoàn kết của cộng đồng, là “điểm tựa của mọi điểm tựa”.

Bằng uy tín của mình, những năm qua, đội ngũ người có uy tín đã góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức trước luận điệu chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, đội ngũ người có uy tín đã vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động tại địa phương như: cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; từng bước vận động người dân xóa bỏ các hủ tục, phòng-chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa…

Trong năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh luôn gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động; giúp đỡ các đối tượng lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng… thực sự phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền địa phương với đồng bào các DTTS, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngoài ra, bằng uy tín, hiểu biết, kinh nghiệm và sự nhiệt tình của mình đội ngũ người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã vận động người dân đóng góp hàng ngàn ngày công, hiến hàng ngàn m2 đất làm đường giao thông nông thôn; vận động gia đình và bà con trong thôn, làng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, việc cưới, việc tang, cờ bạc, rược chè… và giúp đỡ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, từng bước xoá nghèo bằng nhiều chính sách cụ thể như chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi... Từ đó, giúp người nghèo từng bước tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống, tuyên truyền vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

anh-2.jpg
Đội ngũ người có uy tín ở huyện Kbang luôn sát cánh cùng bà con dân tộc thiểu số thực hiện tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước và việc phát triển kinh tế.

Những năm qua, đội ngũ NCUT trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mới.

Sinh ra và lớn lên ở làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, già làng, NCUT Đinh Yin, sinh năm 1952, đã chứng kiến bao đổi thay của buôn làng, từ nhưng khó khăn, thiếu thôn của bà con đến nay buôn làng ông đã thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân cũng bớt nhọc nhằn, vất vả. Nhớ lại những năm tháng ấy, ông Đinh Yin không khỏi xúc động. Với vai trò của già làng, NCUT, ông Đinh Yin luôn gương mẫu trong các phong trào thi đua ở địa phương, ông luôn hướng con cháu mình tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế để dân làng noi theo. Cũng từ những chia sẻ của ông Đinh Yin dân làng Hà Nừng cũng tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập như trồng cà phê, lúa, mì.

Song song với việc vận động người dân cùng thi đua sản xuất, ông còn vận đông bà con trong làng chung sức, đồng lòng hiến 600 mét vuông đất, hàng trăm ngày công lao động và đóng góp 200 triệu đồng để làm công trình phúc lợi. Đến năm 2019, Hà Nừng được công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới trong niềm tự hào, phấn khởi của bà con nơi đây.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Kbang còn rất nhiều tấm gương Người có uy tín điển hình tiêu biểu khác như ông Đinh Đuih, Đinh Ponh, Đinh Thai… đã và đang có nhiều đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh trật tự, vận động đồng bào Ba Na giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn nạn tảo hôn, đẩy lùi hủ tục…

Tương tự, huyện Kông Chro hiện có 64 người có uy tín, là những người tiêu biểu trong các lĩnh vực đời sống xã hội, có nhận thức tiến bộ, nắm rõ các phong tục tập quán, có kinh nghiệm làm kinh tế, tâm huyết gắn bó giúp đỡ đồng bào, được cộng đồng dân làng tin tưởng, tín nhiệm.

Ông Đinh Ơnh, NCUT tiểu biểu của làng Hlang (xã Yang Trung), từ khi được bà con tín nhiệm bầu là NCUT, ông Đinh Ơnh luôn phối hợp chặt chẽ với Chi bộ và các hội đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, tuyên truyền vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Đến nay, làng Hlang có 1.300 con trâu, bò, dê; hơn 200 ha mì; 60 ha mía và hơn 300 ha bắp, lúa, đậu các loại. Đặc biệt tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 70%; hơn 80% hộ dân đã xây dựng công trình phụ, chung tay bảo vệ cảnh quan môi trường làng xóm. Nhờ những tuyên truyền, vận động chia sẻ kịp thời của ông Đinh Ơnh cùng đội ngũ NCUT mà đời sống người dân và diện mạo làng Hlang như được khoắc trên mình chiếc áo mới.

Từ việc triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai đã thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm nhanh và bền vững. Kết quả này, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ NCUT. Theo ông Trường Trung Tuyến, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 tại Tiểu dự án 1 của Dự án 10. Để chương trình phát huy hiệu quả đòi hỏi các cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tiếp tục chú trọng công tác vận động, tranh thủ vai trò của người có uy tín trong các lĩnh vực đời sống xã hội; kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình, người thân người có uy tín khi khó khăn, hoạn nạn./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh khai thác nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để tăng tốc xây dựng hạ tầng số Việt Nam
    Từ ngày 2-4/12/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về hạ tầng số và công nghệ số của Ngân hàng Thế giới và các nước trong khu vực Châu Á-Đông Âu.
  • Đông Nam Á sẽ có khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030
    Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
  • Nghiên cứu về khai thác, sử dụng KOL trong quảng bá hình ảnh quốc gia
    Xác định đội ngũ KOL [1] - những người hiện đang nắm giữ sức mạnh truyền thông số, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - là một trong những lực lượng chủ lực, lực lượng truyền thông mới của hoạt động thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh quốc gia trên không gian mạng.
  • Chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững cuộc sống người dân miền núi
    Có thể nói mục tiêu tổng quát của Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, tất cả vì sự tiến bộ, phát triển, tăng trưởng bền vững cuộc sống cho mọi đối tượng đồng bào, người dân.
  • Người hùng ở bản Nùng Khâu Vai
    Lương Văn Hùng, chàng trai người Nùng (xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) là một trong những người đầu tiên trong bản đốt đuốc, lội bộ xuống huyện để học chữ. Anh cũng là người tiên phong làm du lịch, nuôi cá trên thượng nguồn sông Nho Quế…, tự mình xóa nghèo và giúp cả bản làng cùng thoát nghèo.
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, sát thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới
    Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động báo chí tại Việt Nam
    Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với lĩnh vực báo chí, công nghệ AI đem đến nhiều bước ngoặt mang tính đột phá trong quy trình sáng tạo, sản xuất nội dung, trong hoạt động xuất bản cũng như làm thay đổi vai trò và vị thế của thế hệ công chúng số trong việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí.
  • 3M kỷ niệm 30 năm đồng hành phát triển tại Việt Nam
    Ngày 4/12/2024, Tập đoàn 3M - một công ty khoa học toàn cầu - chính thức kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1994, 3M đã trở thành một đối tác quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước.
  • Đa dạng hóa nguồn lực để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
    Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp nhằm huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.
Phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO