Chuyển động ICT

Phát triển các công cụ AI cần hướng đến hỗ trợ người khuyết tật

Hạnh Tâm 17:56 29/04/2025

Với những khả năng ưu việt, các ông cụ AI không chỉ giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận thông tin mà còn có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công việc đến giải trí.

Các mô hình AI cần đảm bảo an toàn và đạo đức

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang có mặt trong mọi mặt đời sống hàng ngày, từ các ứng dụng thông minh trên điện thoại di động đến các hệ thống phức tạp trong sản xuất và quản lý doanh nghiệp.

Trong bối cảnh này, làm cách nào để phát triển AI có trách nhiệm, hài hòa giữa lợi ích công nghệ và giá trị nhân văn là một thách thức lớn. Sự an toàn và đạo đức là hai yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển các mô hình AI mới, ngoài ra cũng cần có sự giám sát để đảm bảo tính hợp lý và công bằng đối với các mô hình này.

a1.jpg

Các chuyên gia trong giới học thuật, xã hội dân sự, ngành công nghiệp, phương tiện truyền thông và chính phủ đã đưa ra nhiều câu hỏi về những phát triển mới nhất trong an toàn và đạo đức của AI. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có những góc nhìn toàn diện về những nhóm đối tượng, bao gồm người khuyết tật, trong quá trình phát triển AI.

Công nghệ cần được xây dựng và phục vụ cho tất cả mọi người. Vậy làm sao có thể đảm bảo các mô hình AI trong tương lai có thể tiếp cận và không thiên vị? Tất cả đều phải bắt đầu từ giai đoạn phát triển.

Đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận công nghệ dễ dàng

Trong vài năm qua, đã có rất nhiều nỗ lực từ các công ty công nghệ như Apple, Google với các ứng dụng di động như Live Speech và Eye Tracking của Apple hay Guided Frame và Lookout của Google giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khuyết tật. Nhưng khả năng tiếp cận công nghệ đối với nhóm đối tượng này vẫn là một thách thức.

Vẫn còn nhiều việc phải làm và đây sẽ là một “cuộc chiến” khó khăn đối. Trong khi AI vẫn tiếp tục thống trị nội dung, hoạt động kinh doanh và cuộc sống của con người thì những cuộc thảo luận xung quanh tính toàn diện vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vậy làm thế nào để người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận các công nghệ mới như AI? Sau đây là một số giải pháp:

Dữ liệu và quá trình phát triển AI phải đảm bảo sự đa dạng về nhận thức

Nếu các chatbot và mô hình AI được cung cấp dữ liệu thiên vị và không hoàn thiện thì kết quả đầu ra sẽ thiên vị và thiếu sót. Cách tốt nhất để đảm bảo các tập dữ liệu này đáng tin cậy, toàn diện và không thiên vị là có sự tham gia của đa dạng đối tượng trong quá trình huấn luyện AI. Khi thu hút nhiều nhóm đối tượng khác nhau vào giai đoạn phát triển, bạn sẽ tạo ra một nhóm hiểu biết toàn diện với những cách suy nghĩ, học tập và làm việc đa dạng. Và điều đó có lợi cho tất cả người dùng.

Các công ty nên tuyển dụng đa dạng nhóm nhân tài

Nghiên cứu của Gartner đặc biệt nhấn mạnh sự đa dạng về nhận thức đã giúp cải thiện về năng suất, sự đổi mới và cả tài chính. Và một báo cáo của Accenture đã chứng minh điều này khi phát hiện ra rằng sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ có thể cải thiện tới 25 tỷ USD nếu có thêm 1% người khuyết tật tham gia vào lực lượng lao động.

Người dùng muốn công nghệ giúp họ tồn tại và phát triển

Dữ liệu mới từ EY cho thấy 85% nhóm đối tượng dễ tổn thương cho rằng AI thế hệ mới tạo ra một nơi làm việc hòa nhập hơn. Do đó, các công ty có trách nhiệm phải cân bằng “sân chơi” bằng cách mở rộng phạm vi đến nhiều nhân viên và công cụ hơn để phát triển và tạo ra các tập dữ liệu chính xác và mạnh mẽ hơn. AI thế hệ mới cũng có thể giúp những người dễ tổn thương thực hiện các nhiệm vụ đơn giản mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng và quản lý thời gian. Báo cáo tương tự của EY cũng cho thấy rằng nhờ AI thế hệ mới, 65% người được hỏi cảm thấy tự tin về công việc của mình, 64% có sự rõ ràng hơn trong công việc, 61% cảm thấy thoải mái hơn khi AI có thể giúp loại bỏ những trở ngại trong công việc và 30% cảm thấy được chấp nhận hơn tại nơi làm việc.

Khi các công ty hàng đầu tiến gần hơn đến trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI - Artificial General Intelligence - một dạng trí tuệ nhân tạo vượt trội với khả năng hiểu biết, học hỏi, và thực hiện các nhiệm vụ tương tự như con người mà không bị giới hạn bởi phạm vi lập trình sẵn) vào năm 2027 thì sự tham gia sớm và có chiến lược trong việc định hình bối cảnh AI là rất quan trọng.

Trong một xã hội ngày càng phát triển, những tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là AI, đang mở ra những cơ hội lớn cho nhóm người dễ tổn thương, đặc biệt là người khuyết tật. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI đòi hỏi phải thận trọng, phải tập trung và ưu tiên cho những yếu tố đảm bảo AI an toàn và có đạo đức để công nghệ này thực sự có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Phát triển các công cụ AI cần hướng đến hỗ trợ người khuyết tật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO