Phát triển nguồn nhân lực CNTT hướng tới chuẩn quốc tế

Xuân Tuấn| 23/05/2018 14:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: phát triển nguồn nhân CNTT lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội, có kiến thức, kỹ năng hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày 23/5/2018, tại Hà Nội, Bộ TTTT đã tổ chức Hội nghị phổ biến Pháp luật về CNTT và công nhận chứng chỉ CNTT của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT. Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên đại diện của các cơ quan nhà nước, các Hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, các chuyên gia, giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng... phía Bắc.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết: Trong thời gian qua Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành CNTT, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Để thúc đẩy và phát triển CNTT, yếu tố then chốt, có tính quyết định không phải máy móc mà chính là con người đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu - sản xuất và phát triển cũng như ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ nhu cầu của các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như các hoạt động kinh tế xã hội. Do đó, phát triển nguồn nhân lực CNTT luôn được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội, có kiến thức, kỹ năng hướng tới tiêu chuẩn quốc tế".

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết thêm, để chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT, thời gian qua, Bộ TTTT đã ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT (Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014) và chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp (Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 5/5/2015). Nhằm triển khai chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT tại các trường Đại học, các cơ sở giáo dục và đào tạo, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ GDĐT ban hành Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT. “Đến nay, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT đã được triển khai tại một số các trung tâm ngoại ngữ - tin học, về cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội, đặc biệt trong thi tuyển nâng ngạch công chức, viên chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước”, Thứ trưởng khẳng định.

Nhằm thống nhất việc triển khai và áp dụng Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, ngày 29/12/2017, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư 44/2017/TT-BTTTT quy định về việc công nhận chứng chỉ CNTT của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT. Thông tư là sở cứ pháp lý để Bộ TTTT ban hành văn bản công nhận và công bố các chứng chỉ CNTT của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT. Qua đó, người lao động xác định được những chứng chỉ nào đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT phù hợp với nhu cầu của mình. Đối với các cá nhân đã có các chứng chỉ của các tổ chức quốc tế được công nhận đáp ứng chuẩn sẽ không phải sát hạch lại, tránh lãng phí nguồn lực xã hội, giúp các đơn vị tuyển dụng lao động xác định được những chứng chỉ và tổ chức cấp chứng chỉ đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT phù hợp khi tuyển dụng, sử dụng lao động. Đồng thời, việc công nhận các chứng chỉ quốc tế cũng góp phần đưa Việt Nam hội nhập với quá trình chuyển dịch số đang diễn ra trên thế giới, nâng cao năng lực sử dụng CNTT của người Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng công dân điện tử và xã hội số ở nước ta.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT thông tin về các chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TTTT đã trình bày khái quát về Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT và triển khai áp dụng. Hiện nay trên thế giới, các chuẩn kiến thức, kỹ năng CNTT cho người sử dụng đã được phát triển và áp dụng khá rộng rãi. Điều này cho thấy vai trò của chuẩn kỹ năng, nhu cầu chuẩn kỹ năng tại Việt Nam hiện nay cũng là tất yếu. Hơn thế nữa do cách thức sử dụng CNTT rất khác nhau tùy thuộc vào các sản  phẩm phần cứng, phần mềm, tập quán và tác phong của người sử dụng. Chính sự đa dạng thiếu chuẩn mực, trình độ sử dụng không đồng nhất đã làm giảm đáng kể hiệu quả lao động trên thực tế, không phát huy được sự hỗ trợ của máy tính. Do đó, việc việc chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT và triển khai áp dụng là rất cần thiết.

Về triển khai áp dụng, ông Tuyên cho biết trong 4 năm qua, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT chính thức trở thành chuẩn đánh giá trình độ tin học của cán bộ trong các cơ quan nhà nước, được sử dụng trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời đưa vào tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số ngành như: Bộ TTTT có các Thông tư số: 09/2014/TT-BTTTT về việc Quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; số 45/2017/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CNTT... ; Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ có Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ…

Đông đảo các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia trao đổi về một số chuyên đề như: Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT và triển khai áp dụng; công nhận chứng chỉ đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT; bài thi tin học học quốc tế và ứng dụng chứng chỉ CNTT quốc tế...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nguồn nhân lực CNTT hướng tới chuẩn quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO