Phát triển thành phố thông minh ở Châu Á: Lấy người dân làm trung tâm

Ngọc Diệp| 09/09/2021 07:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, thì yêu cầu phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở khu vực châu Á.

Chi tiêu cho ĐTTM tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ chiếm 40% chi tiêu cho ĐTTM toàn cầu, tương đương 800 tỷ USD vào năm 2025.

Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Quá trình đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, sự thay đổi về nhân khẩu học đã thúc đẩy các thành phố tìm kiếm các công nghệ mới để đối phó với sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Vậy khu vực này đã nỗ lực đổi mới sau khủng hoảng Covid và chuyển đổi các thành phố như thế nào?

Cần nghĩ khác

Tại Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố thế giới 2021 (World Cities Summit - WCS) diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, đại diện các chính phủ và các chuyên gia trong ngành đã chia sẻ về những giải pháp, tầm nhìn về việc xây dựng thành phố có khả năng chống chịu, giải quyết những thách thức, gián đoạn và khủng hoảng như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đề ra tầm nhìn dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng.

Randeep Sudan, cựu nhân viên Ngân hàng thế giới và Cố vấn hội đồng quản trị của công ty phân tích Ecosystm, đã chia sẻ về cách các nhà lãnh đạo thành phố cần "nghĩ trước, nghĩ thấu đáo và nghĩ lại để xây dựng những thành phố kiên cường và bền vững của ngày mai". Điều này bao gồm có tầm nhìn xa chiến lược để lập kế hoạch và suy nghĩ trước, suy nghĩ thấu đáo về các dự án để tận dụng sức mạnh tổng hợp và suy nghĩ lại để luôn đổi mới.

Đối mặt với sự gián đoạn đột ngột và nhu cầu thay đổi từ đại dịch, các nhà lãnh đạo thành phố buộc phải suy nghĩ khác để ứng phó với đại dịch, giúp họ vượt qua thách thức và thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục.

Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 1,5 triệu người dân của thành phố thành phố Kobe, Nhật Bản. Ước tính khoảng 99% dân số nộp đơn xin trợ cấp đặc biệt dành cho những người có sinh kế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Với số lượng cuộc gọi tăng vọt lên khoảng 40.000 cuộc mỗi ngày từ những người dân tìm kiếm thông tin về các chương trình hỗ trợ liên quan, nhân viên thành phố bị quá tải, không thể tiếp nhận và xử lý kịp lượng đơn đăng ký trợ cấp. Để giải quyết vấn đề này, nhóm CNTT của thành phố Kobe đã tạo ra một ứng dụng với Microsoft Power Platform có thể đáp ứng nhu cầu này, trừ các vấn đề phức tạp nhất. Nhờ đó đã giúp giảm 90% số lượng cuộc gọi xuống còn khoảng 4.000 cuộc gọi mỗi ngày.

Cũng tại Nhật Bản, thành phố Osaka đã chấp nhận đám mây và làm việc từ xa ngay trước khi đại dịch bắt đầu. Với Microsoft Teams, khoảng 2.000 nhân viên - chiếm gần 10% nhân viên toàn thành phố - đã có thể làm việc từ xa dễ dàng và hiệu quả.

Tại Sydney, chính quyền New South Wales đã sử dụng ứng dụng By Name List, được cung cấp bởi công cụ thu thập dữ liệu của Microsoft, để giúp 1.000 người vô gia cư tìm chỗ ở. Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của chính quyền tiếp tục lập kế hoạch sử dụng ứng dụng để giúp người dân có chỗ ở tạm thời chuyển thành có nhà ở được hỗ trợ lâu dài.

Phát triển thành phố thông minh ở Châu Á: Lấy người dân làm trung tâm - Ảnh 1.

Đặc biệt đối với ngành giao thông công cộng, nhu cầu "nghĩ khác" là rất rõ ràng. Do đại dịch, mọi người tránh các phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm công cộng để hạn chế sự lây lan của virus. Với việc mọi người lựa chọn đi lại bằng phương tiện riêng để an toàn hơn, lượng người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đã giảm trung bình 62% kể từ khi bắt đầu bùng phát Covid-19. Một số thành phố ở châu Á đang có mức giảm nghiêm trọng hơn, như Kuala Lumpur giảm 76,1%, còn Tokyo giảm 77%.

Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục đồng thời đảm bảo an toàn công cộng trong bối cảnh ngân sách eo hẹp hơn, Tổng công ty vận tải Mass Rapid Transit Corporation của Kuala Lumpur đã sử dụng phần mềm Bentley được lưu trữ trên Azure để tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt mở rộng trong giai đoạn đại dịch. Điều này cho phép hơn 1.500 người dùng cộng tác, đồng thời giảm lỗi và xung đột thiết kế, cải thiện hiệu quả cộng tác lên 35% trong khi đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn và trong ngân sách.

Theo ông Randeep Sudan, các nhà lãnh đạo thành phố cần phải làm nhiều hơn là nghĩ khác, đó là nghĩ thấu đáo, nghĩ trước và nghĩ lại (think across, think ahead, and think again).

Điều này có nghĩa là làm việc hướng tới một tương lai bền vững hơn và xem xét lại các quy trình và cơ sở hạ tầng hiện tại. Ví dụ: một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Ấn Độ, SUN Mobility tăng tốc việc sử dụng xe điện ở New Delhi thông qua việc sử dụng pin có thể thay thế, được kết nối đám mây và có chi phí tiết kiệm hơn.

Con đường phía trước

Bên cạnh đất đai, vốn, lao động và dầu mỏ, dữ liệu đã trở thành đầu vào quan trọng trong sản xuất kinh tế hiện đại. Nó cung cấp "nhiên liệu" cho các thuật toán trí tuệ nhân tạo, từ đó tạo ra những dự báo được sử dụng cho nhiều ứng dụng như xe không người lái, thử nghiệm thuốc, cấp tín dụng, quảng cáo theo mục tiêu…. Kết quả là nền kinh tế dữ liệu đã hình thành và ngày càng phát triển rất nhanh chóng.

Việc tạo, phân phối và tiêu thụ dữ liệu trong vài năm qua đã dẫn đến những tiến bộ công nghệ lớn trong các mô hình AI và học máy (ML), một số thành phố lớn trên thế giới đã tận dụng để triển khai các phương tiện tự hành, cung cấp môi trường sống an toàn, tạo ra năng lượng thông minh và các dịch vụ tiện ích. Do đó, nền kinh tế dữ liệu này sẽ giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm và phát triển các ngành công nghiệp mới để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các thành phố này.

Nhiều thành phố đã và đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi số. Thành phố Osaka là một ví dụ, thành phố đã tìm kiếm nhiều giải pháp AI và IoT để nâng cao hiệu quả hoạt động, thiết kế các ứng dụng cho các nhiệm vụ đơn lẻ trong mỗi tổ chức thành phố và sử dụng dữ liệu khu vực công-tư để giúp hiện thực hóa việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng. Ngày càng có nhiều giải pháp thành phố thông minh được triển khai hơn. Những giải pháp sẽ giúp giao thông an toàn hơn, không gian công cộng hấp dẫn hơn và đường ít tắc nghẽn hơn, nhưng phần lớn số chúng sẽ phụ thuộc vào AI để phân tích dữ liệu từ các thiết bị được kết nối.

Vì lý do này, các thành phố trên thế giới cần đặt an ninh và niềm tin ở trung tâm của tham vọng thành phố thông minh. Nhiều hợp tác xây dựng dựa trên dữ liệu được chia sẻ đã và đang được tiến hành, tập trung vào việc tăng cường hợp tác dữ liệu ở cấp thành phố, từ giám sát chất lượng không khí ở London, cải thiện khả năng tiếp cận đến cải thiện dữ liệu địa phương về chính sách ở Hoa Kỳ.

Theo Liên Hợp Quốc, các thành phố tiêu thụ 70% tài nguyên thiên nhiên và tạo ra 50% chất thải toàn cầu và 80% khí nhà kính toàn cầu mỗi ngày. Với các quốc gia cam kết về việc ngăn chặn biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, các chính phủ sẽ phải thực hiện các hành động quyết định và xây dựng các chiến lược giảm thiểu các loại hình năng lượng gây ô nhiễm.

Cuối cùng, điều quan trọng là cần đặt con người lên hàng đầu khi phát triển thành phố thông minh. Sự thành công của các công nghệ mới sẽ không chỉ được đo lường bằng mức độ đổi mới của chúng mà còn bởi khả năng tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống. Mục tiêu cuối cùng là ứng dụng công nghệ để mang lại cho người dân cuộc sống tốt hơn, giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và các chính phủ cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Phát triển thành phố thông minh ở Châu Á: Lấy người dân làm trung tâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO