Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình (PT-TH): Những thách thức từ địa phương

Phương Nhung| 23/10/2019 14:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Có thể nói hệ thống PT-TH trong cả nước hiện nay đang phát triển nhanh cả về nội dung, chất lượng chương trình, hạ tầng kỹ thuật và phương thức truyền dẫn, phát sóng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống PT-TH đang đặt ra những thách thức trong công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

PT-TH là loại hình báo chí mang tính đặc thù, đòi hỏi sự gắn kết giữa nội dung, kỹ thuật và hạ tầng. Vì vậy, quản lý nhà nước về PT-TH đòi hỏi sự thống nhất, mang tính đồng bộ cao cả về nội dung và kỹ thuật, trong khi đó ở nhiều địa phương điều này vẫn chưa đáp ứng được. Để PT-TH phát triển, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, cần tăng cường vai trò của quản lý nhà nước, nhất là tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực này.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn  trong công tác quản lý nhà nước về PT-TH, chúng ta cần có các đề xuất, các giải pháp giúp cho các Đài PT-TH tỉnh, Đài Truyền thanh- truyền hình (TT-TH) cấp huyện, thị xã, thành phố hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; bám sát thực tiễn đời sống xã hội, định hướng tư tưởng và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của cơ sở; tích cực tuyên truyền, phản ánh nhiều chiều, phong phú, đa dạng mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Cục PT-TT-TTĐT ký kết hợp tác với các đại phương về các chương trình liên quan đến các vấn đề về quản lý Nhà nước về PT-TH-TTĐT.

Do đó, quản lý nhà nước về PT-TH đòi hỏi tất yếu khách quan, là nguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của báo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi. Quản lý nhà nước về PT-TH làm cho sức mạnh của kênh thông tin này được phát huy cao nhất, để từ đó tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo mọi điều kiện cho PT-TH phát triển và phục vụ sự phát triển KT-XH của đất nước. Đồng thời nhằm bảo đảm tự do kênh sóng này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Bên cạnh đó cần phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra những đơn vị để xảy ra sai phạm kéo dài nhưng không có biện pháp chấn chỉnh; thanh, kiểm tra đột xuất những đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Tăng cường áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền ở mức cao nhất của khung hình phạt và hình thức xử phạt bổ sung như đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động theo đúng thẩm quyền.

 Hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức đối với thông tin trên hệ thống PT-TH. Quản lý nhà nước về báo chí nói chung và PT-TH nói riêng là nhằm bảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội không chỉ trong nước, trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình (PT-TH): Những thách thức từ địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO