Chuyển động ICT

Quản lý và phát triển kết nối vạn vật tại Việt Nam

Lê Thanh Hoa, Cục Viễn thông - Bộ TT&TT 13/11/2024 11:20

Kết nối máy tới máy (Machine-to-Machine, gọi tắt là M2M) hoặc công nghệ phát triển hơn là kết nối vạn vật (Internet of Things, gọi tắt là IoT) ngày càng trở nên phổ biến trêm phạm vi toàn cầu. Ứng dụng công nghệ này cũng phát triển nhanh tại Việt Nam.

Tóm tắt:
- IoT đang phát triển nhanh trên thế giới cũng như tại Việt Nam cả về ứng dụng và truyền dẫn tín hiệu.
- Kết nối vạn vật (IoT) được ITU định nghĩa tại khuyến nghị ITU-T Y.2060.

Kết nối vạn vật được phân loại theo góc độ ứng dụng; hoặc theo góc độ truyền dẫn tín hiệu
- Kết nối IoT tại Việt Nam chủ yếu thông qua các mạng viễn thông di động (2G, 3G, 4G); và các phương thức truyền
dẫn khác như vệ tinh, các kết nối qua WPAN và WLAN (BlueTooth, Zigbee, Z Wave..).
- Các quy định quản lý và phát triển kết nối IoT tại Việt Nam hiện tại chưa rõ việc phân loại mạng; chưa có các quy
định về an toàn, bảo mật, bảo vệ dữ liệu người dùng.
- Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia quản lý kết nối vạn vật tương đối hoàn chỉnh để đưa ra chính
sách phát triển IoT phù hợp.
- Kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý về: phân loại mạng, dịch vụ; cấp phép hoạt động; bảo đảm an toàn, an ninh...
và liên kết kinh tế trong quản lý, khai thác dịch vụ IoT.

Trên thế giới, kết nối máy tới máy (Machine-to-Machine, gọi tắt là M2M) hoặc công nghệ phát triển hơn là kết nối vạn vật (Internet of Things, gọi tắt là IoT) ngày càng trở nên phổ biến. Số lượng kết nối IoT/M2M trên mạng di động tăng trưởng mạnh. Theo báo cáo Mobile Economy 2023 của Hiệp hội Di động toàn cầu (GSMA), năm 2022, trên thế giới có 2,5 tỷ kết nối IoT, dự kiến tăng lên 5,3 tỷ kết nối đến năm 2030.

Trên thế giới, kết nối máy tới máy (Machine-to-Machine, gọi tắt là M2M) hoặc công nghệ phát triển hơn là kết nối vạn vật (Internet of Things, gọi tắt là IoT) ngày càng trở nên phổ biến. Số lượng kết nối IoT/M2M trên mạng di động tăng trưởng mạnh. Theo báo cáo Mobile Economy 2023 của Hiệp hội Di động toàn cầu (GSMA), năm 2022, trên thế giới có 2,5 tỷ kết nối IoT, dự kiến tăng lên 5,3 tỷ kết nối đến năm 2030.

Kết nối vạn vật (IoT) được ITU định nghĩa tại khuyến nghị ITU-T Y.2060 là một hạ tầng toàn cầu cho xã hội thông tin, cho phép cung cấp các dịch vụ tiên tiến bằng cách kết nối các vật với nhau (kết nối vật lý và kết nối ảo) dựa trên nền tảng hiện có và đang phát triển công nghệ thông tin và truyền thông có khả năng tương tác.

Kết nối vạn vật được phân loại theo các góc độ khác nhau. Dưới góc độ ứng dụng, cơ quan quản lý về truyền thông điện tử châu Âu (BEREC) phân loại kết nối vạn vật thành 3 loại bao gồm: IoT công nghiệp (Industry IoT) giúp cải thiện kết nối, hiệu suất, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức công nghiệp; IoT trong lĩnh vực tự động hóa (AioT); IoT cho người sử dụng (Cusomer IoT) là các ứng dụng cung cấp cho khách hàng đầu cuối, các trường hợp ứng dụng (use cases) và các thiết bị (ví dụ như các thiết bị đeo - wearable). Dưới góc độ truyền dẫn tín hiệu, M2M/IoT được chia thành các loại:

M2M/IoT cung cấp qua mạng di động được triển khai bởi các nhà mạng di động, nhà mạng di động ảo (MVNO); M2M/IoT cung cấp qua mạng viễn thông cố định; và M2M/IoT trên mạng viễn thông sử dụng tần số miễn cấp phép là các mạng diện rộng công suất thấp phi tế bào (Non- Cellular LPWAN); M2M/IoT sử dụng các phương thức truyền dẫn khác như vệ tinh, các kết nối qua WPAN and WLAN (BlueTooth, Zigbee, Z Wave..).

Trong mô hình cung cấp và sử dụng dịch vụ M2M/IoT có các đối tượng bao gồm: Các nhà mạng cung cấp kết nối (là các doanh nghiệp viễn thông di động, cố định mặt đất hoặc vệ tinh cung cấp hạ tầng truyền dẫn cho các kết nối IoT); Nhà cung cấp dịch vụ IoT cung cấp các nền tảng IoT (IoT Platform) và các giải pháp cho dịch vụ IoT; Người sử dụng dịch vụ, ứng dụng M2M/IoT.

Hiện trạng triển khai các ứng dụng IoT/ M2M tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các nhà mạng di động đã triển khai các dịch vụ, ứng dụng M2M/IoT trên mạng viễn thông di động công nghệ 2G, 3G, 4G. Tháng 9/2023, số thuê bao M2M/IoT được các doanh nghiệp thống kê được khoảng gần 6 triệu thuê bao.

iot-vs-m2m.png

Các dịch vụ, ứng dụng M2M/IoT bao gồm: Camera giám sát hành trình (giao thông vận tải); thiết bị đeo tay (tracking), Thiết bị thanh toán POS (Ngân hàng); Công tơ điện, nước (năng lượng); Thiết bị quan trắc môi trường (tài nguyên môi trường), ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; Hệ thống chiếu sáng đường phố thông minh, v.v..

Một số doanh nghiệp (Digitel, Viettel, MobiFone,...) đang nghiên cứu triển khai các mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) trên băng tần số vô tuyến điện miễn cấp phép (Unlicenced band) cho các ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, nhà thông minh... Một số doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo vạn vật (Artificial Intelligence of Things, A-IoT). Một số doanh nghiệp nghiên cứu triển khai sản phẩm smart home sử dụng công nghệ Zigbee cho các hộ gia đình (BKAV).

Nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các ứng dụng M2M/IoT trong đô thị thông minh bao gồm các ứng dụng chiếu sáng, camera giao thông, quan trắc môi trường, nông nghiệp, nhà thông minh, v.v..

Quy định pháp luật hiện hành đối với dịch vụ M2M/IoT

Quy định phân loai dịch vụ viễn thông tại Nghị định số 25/2011/NĐ-CP 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông năm 2009, Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày chưa rõ về loại hình dịch vụ M2M/IoT; Phân loại mạng chưa rõ; chưa có các quy định về an toàn, bảo mật, bảo vệ dữ liệu người sử dụng dịch vụ M2M, IoT.

Về quản lý kho số viễn thông, Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy hoạch kho số viễn thông được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 27/2021/TT-BTTTT ngày 31/12/2021 quy hoạch riêng Mã mạng viễn thông di động mặt đất dùng cho phương thức giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị (M2M) là mã 10 - 19.

Về quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn, hiện nay đã có các quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA - phần truy nhập vô tuyến (QCVN 131:2022/BTTTT) ban hành theo Thông tư 17/22/TT-BTTTT ngày 29/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các thiết bị M2M/IoT sử dụng tần số được miễn cấp phép tuân thủ điều kiện kỹ thuật và khai thác theo quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo, trong đó bao gồm thiết bị vô tuyến điện trong mạng diện rộng công suất thấp LPWAN.

Về quản lý thông tin thuê bao, quy định pháp luật hiện hành (Nghị định số 49/2017/NĐ-CP) chưa có quy định quản lý thông tin thuê bao M2M.

Luật Viễn thông số 24/2023/QH13 được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 đã điều chỉnh các khái niệm về dịch vụ viễn thông, mở rộng để Nghị định quy định chi tiết Luật Viễn thông có thể quy định các dịch vụ có tính năng truyền dẫn cho các kết nối IoT, đồng thời quy định các nội dung quản lý và thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ kết nối vạn vật.

iot.jpg

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý kết nối vạn vật

Nghiên cứu kinh nghiệm của 11 nước/vùng lãnh thổ (châu Âu, Vương Quốc Anh, ASEAN (Singapore, Malaysia), Hàn Quốc, Hồng Kông, Arab Saudi, Ai Cập, Pakistan, Úc, Trung Quốc) cho thấy các quốc gia quản lý kết nối vạn vật về các nội dung bao gồm: phân loại mạng, dịch vụ; cấp phép triển khai; quản lý đánh số; quản lý tần số; quản lý an toàn, bảo mật, tính riêng tư; an toàn, bảo mật, tính riêng tư.

bang-tong-hop-kinh-nghiem-quoc-te-ve-iot.png
Bảng tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về quản lý M2M/IoT

Kiến nghị về quản lý và phát triển kết nối IoT tại Việt Nam

Việc quản lý và phát triển kết nối IoT tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy phát triển hạ tầng, dịch vụ và ứng dụng M2M/IoT, một phần của hạ tầng số, phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, phát triển thành phố thông minh thúc đẩy xã hội số, kinh tế số tại Việt Nam. Đồng thời, cần có các quy định quản lý nhằm mục đích đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ IoT/M2M.

Một số nội dung quy định quản lý được kiến nghị, gồm:

- Về phân loại mạng, dịch vụ, cần bổ sung dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy là một loại hình dịch vụ viễn thông, thuộc phạm vi quản lý của pháp luật về viễn thông; tùy từng loại IoT xếp vào các loại mạng viễn thông theo phân loại của pháp luật viễn thông.

- Về cấp phép hoạt động, trên cơ sở phân loại mạng và dịch vụ, hạ tầng và dịch vụ M2M/IoT sẽ được cấp phép theo các hình thức tương ứng, ví dụ như dịch vụ truyền dẫn IoT trên di động, cấp theo giấy phép cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng loại mạng viễn thông di động mặt đất; dịch vụ truyền dẫn IoT trên vệ tinh cấp theo giấy phép vệ tinh, dịch vụ IoT trên mạng LPWAN, cấp theo giấy phép cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng loại mạng viễn thông cố định mặt đất.

- Về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, dịch vụ truyền dẫn cho IoT áp dụng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định đối với dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng.

- Về quản lý giá, quản lý tài nguyên, dịch vụ truyền dẫn cho IoT phải tuân thủ các quy định quản lý giá cước, quy định quản lý tài nguyên viễn thông (tần số, kho số, địa chỉ IP) tương ứng.

- Về bảo đảm an toàn, an ninh, các doanh nghiệp triển khai dịch vụ truyền dẫn cho IoT, dịch vụ ứng dụng IoT phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định của pháp luật. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh đối với các dịch vụ, ứng dụng M2M/IoT.

- Về quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuậtCđối với thiết bị, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ, thiết bị IoT.

* Bài viết được tài trợ bởi dự án Dự án “Switch! - APNIC Foundation”

(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 8 tháng 8/2024)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh khai thác nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để tăng tốc xây dựng hạ tầng số Việt Nam
    Từ ngày 2-4/12/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về hạ tầng số và công nghệ số của Ngân hàng Thế giới và các nước trong khu vực Châu Á-Đông Âu.
  • Đông Nam Á sẽ có khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030
    Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
  • Nghiên cứu về khai thác, sử dụng KOL trong quảng bá hình ảnh quốc gia
    Xác định đội ngũ KOL [1] - những người hiện đang nắm giữ sức mạnh truyền thông số, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - là một trong những lực lượng chủ lực, lực lượng truyền thông mới của hoạt động thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh quốc gia trên không gian mạng.
  • Chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững cuộc sống người dân miền núi
    Có thể nói mục tiêu tổng quát của Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, tất cả vì sự tiến bộ, phát triển, tăng trưởng bền vững cuộc sống cho mọi đối tượng đồng bào, người dân.
  • Người hùng ở bản Nùng Khâu Vai
    Lương Văn Hùng, chàng trai người Nùng (xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) là một trong những người đầu tiên trong bản đốt đuốc, lội bộ xuống huyện để học chữ. Anh cũng là người tiên phong làm du lịch, nuôi cá trên thượng nguồn sông Nho Quế…, tự mình xóa nghèo và giúp cả bản làng cùng thoát nghèo.
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, sát thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới
    Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động báo chí tại Việt Nam
    Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với lĩnh vực báo chí, công nghệ AI đem đến nhiều bước ngoặt mang tính đột phá trong quy trình sáng tạo, sản xuất nội dung, trong hoạt động xuất bản cũng như làm thay đổi vai trò và vị thế của thế hệ công chúng số trong việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí.
  • 3M kỷ niệm 30 năm đồng hành phát triển tại Việt Nam
    Ngày 4/12/2024, Tập đoàn 3M - một công ty khoa học toàn cầu - chính thức kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1994, 3M đã trở thành một đối tác quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước.
  • Đa dạng hóa nguồn lực để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
    Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp nhằm huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.
Quản lý và phát triển kết nối vạn vật tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO