Ra mắt bộ công cụ giúp thương hiệu DN tăng lợi nhuận bền vững giai đoạn hậu COVID-19

PV| 19/11/2021 16:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Với kinh nghiệm tư vấn chiến lược cho những thương hiệu thế giới tại Việt Nam, Golden Communication Group đã giới thiệu bộ công cụ “Brand purpose” giúp các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững, lâu dài.

Bức tranh thị trường hậu COVID-19 với những yêu cầu thay đổi cấp bách

Nghiên cứu gần đây của công ty Accenture đã cho thấy 50% người tiêu dùng hiện nay đang đánh giá lại các mục đích và giá trị cá nhân; điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của họ. Điều này được khẳng định một lần nữa trong nghiên cứu mới nhất "Ipsos Global Trends 2021: Aftershocks and continuity" của Ipsos được thực hiện trên 25 thị trường khác nhau với 24.000 người được khảo sát, có đến 70% người dùng đồng ý rằng họ sẵn sàng chi tiền cho các thương hiệu phản ánh được giá trị cá nhân của họ.

Trong khi đó, nghiên cứu "Participation Brand Index" của Innovation network Iris lại chỉ ra rằng khi các thương hiệu thất bại trong việc kết nối cảm tính với người dùng, lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì người dùng dễ trở nên thờ ơ và thiếu niềm tin vào brands. Đặc biệt, đối với GenZ – thế hệ đang điều tiết thị trường tiêu dùng hiện nay, họ sẵn sàng trả tiền cho các thương hiệu có mục đích, ý nghĩa, tạo tác động tích cực và tham gia vào giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội và trái đất, theo khảo sát gần đây nhất về các nhóm người dùng ở 6 nước châu Á của nhà McKinsey.

Chính điều này đã thúc đẩy các chương trình hành động của những thương hiệu toàn cầu trở nên rõ nét hơn để trả lời được mong đợi của người tiêu dùng. Theo Unilever, các thương hiệu phát triển bền vững của doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn 69% so với thương hiệu khác trong năm 2018.

Điều này đã cho thấy bộ công cụ Brand Purpose chính là xu hướng tất yếu của các chiến lược tiếp thị, khi tổng hòa được các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, kết hợp với việc mang lại nhiều lợi ích, ý nghĩa tốt đẹp cho cộng đồng, thương hiệu đó nhất định sẽ đạt được sự phát triển thịnh vượng và bền vững trong tương lai.

5 bước cơ bản trong hành trình xây dựng Brand Purpose cho doanh nghiệp

Theo Golden Communication Group, bộ công cụ Brand Purpose là hành trình dài hạn và tích hợp nhiều hoạt động của các bên có liên quan. Hành trình này bao gồm 5 bước cơ bản như sau, đầu tiên là xác định phương hướng của ý nghĩa của sự tồn tại của thương hiệu. Bộ công cụ giúp đưa ra "framework" cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu để xác định nhanh chóng và hiệu quả vấn đề hiện tại. Đồng thời giúp nhìn ra được giá trị cốt lõi từ thực tại và đề xuất phương cách tạo nên sự khác biệt từ những gì đang có của doanh nghiệp.

Tiếp theo, bộ công cụ sẽ giúp: xác định các giả thuyết phát sinh trong quá trình tồn tại và phát triển thương hiệu; kiểm định từng giả thuyết theo đánh giá trong nội bộ và nhận định khách quan bên ngoài doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái, lên kế hoạch hành động cụ thể và sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra mô hình hoạt động hiệu quả, phát triển một cách tối ưu nhất; kiểm định, điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

Theo bà Nguyễn Minh Hương, CEO Golden Communication Group, bộ công cụ Brand Purpose không còn là lý thuyết hay kế hoạch trên giấy như cách đây 5 năm nữa, mọi thứ đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn cầu. Với bối cảnh mới của thế giới, Brand Purpose là xu hướng tất yếu và lối ra cho sự chuyển mình của doanh nghiệp trong thời kỳ hậu COVID-19. Brand Purpose được Golden Communication Group xây dựng và phát triển dựa trên các tài liệu về chiến dịch thành công trên thế giới cũng như các nghiên cứu của các tổ chức uy tín về Brand Purpose trong những năm gần đây.

"Golden Communication Group kỳ vọng bộ công cụ sẽ được ứng dụng hiệu quả trong thập kỷ mới, nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, và quan trọng hơn cả là có thể đem lại nhiều lợi ích có ý nghĩa thiết thực đến với cộng đồng", bà Hương chia sẻ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt bộ công cụ giúp thương hiệu DN tăng lợi nhuận bền vững giai đoạn hậu COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO